Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, xuất khẩu thủy sản theo đó cũng trở thành một thế mạnh. Vậy pháp luật quy định như thế nào về mức phạt đối với hành vi xuất khẩu giống thủy sản khi không đáp ứng đầy đủ điều kiện?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt xuất khẩu giống thủy sản không đáp ứng điều kiện:
Thủy sản được xem là một trong những ngành kinh tế kĩ thuật đặc trưng của nước Việt Nam bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ thương mại … Đây được xem là một trong những ngành kinh tế biển vô cùng quan trọng của bất kỳ quốc gia nào có biển trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Sản xuất kinh doanh thủy hải sản dựa trên quá trình khai thác có hiệu quả và nguồn lợi lâu bền phát sinh từ thủy sản trên thực tế, phát triển tiềm năng của các vùng nước trên lãnh thổ của Việt Nam, vì vậy cho nên ngành công nghiệp thủy sản có mối quan hệ rất chặt chẽ với các ngành sản xuất nông nghiệp, ngành vận tải và dầu khí, trong đó bao gồm cả lĩnh vực hải quan … Nói không sai khi nhìn nhận rằng, xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn của nước Việt Nam ta vì vậy vai trò quan trọng của ngành nghề đánh bắt thủy hải sản trong sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng được nâng cao, trong những năm vừa qua với sự tốc độ phát triển nhanh chóng vượt mặt về kinh tế đặc biệt là về sản lượng và giá trị xuất nhập khẩu, ngành đánh bắt và các lĩnh vực xoay quanh đến thủy sản cũng ngày càng phát triển và có những bước tiến vượt bậc. Nên kinh tế thì sản ngày càng được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng đi ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước Việt Nam trong thời đại hiện nay.
Tuy nhiên, pháp luật cũng có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thủy sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu giống thủy sản. Theo đó thì các đối tượng có hành vi xuất khẩu giống thủy sản không đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt theo các điều luật tương ứng. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi xuất khẩu giống thủy sản có tên trong danh mục các loại thủy hải sản xuất khẩu cần phải đáp ứng được điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật tuy nhiên không đáp ứng được những điều kiện đó, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và đồng ý;
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là bắt buộc phải thả lại giống thủy hải sản còn sống trở lại môi trường biển tự nhiên của chúng, tuy nhiên trong trường hợp không có đủ điều kiện để thả lại giống thủy hải sản đó về môi trường sống tự nhiên của chúng thì cần phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm nêu trên.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, có quy định cụ thể về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt trong hoạt động thủy sản. Cụ thể như sau:
– Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của các đối tượng là cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng;
– Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định số 42/2019/NĐ-CP được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 của Nghị định số 42/2019/NĐ-CP. Trong trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
– Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III của Nghị định số 42/2019/NĐ-CP là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Có thể nói, người nào có hành vi xuất khẩu giống thủy sản không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là cá nhân, và từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với các đối tượng được xác định là tổ chức. Bên cạnh đó thì người nào có hành vi xuất khẩu giống thủy sản không đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là bắt buộc phải thả lại giống thủy sản đó khi chúng còn sống trở lại môi trường tự nhiên, trong trường hợp không có đủ điều kiện để thả lại giống thủy sản đó vào môi trường sống tự nhiên thì cần phải tiêu hủy theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Những trường hợp tổ chức, cá nhân được xuất khẩu giống thủy sản:
Pháp luật hiện nay có những quy định cụ thể về những trường hợp các tổ chức và cá nhân được quyền xuất khẩu giống thủy sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Luật thủy sản năm 2017 có quy định về hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu giống thủy sản. Theo đó, giống thủy sản nhập khẩu phải được tiến hành hoạt động kiểm tra chất lượng phù hợp với quy định của pháp luật. Các tổ chức và cá nhân sẽ được quyền nhập khẩu giống thủy sản có tên trong danh mục các loại thuỷ sản được phép kinh doanh trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong trường hợp các tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong danh mục các loại thuỷ sản được phép kinh doanh trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để phục vụ cho quá trình khảo nghiệm và nghiên cứu khoa học vật trưng bày các giống thủy sản đó tại hội chợ triển lãm thì phải được sự đồng ý và cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các tổ chức và cá nhân sẽ được quyền xuất khẩu giống thủy sản trong một số trường hợp cơ bản sau đây:
– Không có tên trong danh mục các loại thủy hải sản cấm xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Đáp ứng đầy đủ các điều kiện trong danh mục của các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế theo các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì cần phải xuất khẩu giống thì sản có tên trong danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc trong danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện, tuy nhiên không đáp ứng đủ điều kiện thì sẽ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp phép dựa trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng chính phủ.
Theo đó thì có thể nói, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn sẽ tiến hành hoạt động xem xét và ra quyết định kiểm tra hệ thống quản lý sản xuất đối với giống thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa là Việt Nam trong một số trường hợp sau:
– Cần phải tiến hành hoạt động đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
– Phát hiện kịp thời nguy cơ có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng và môi trường an toàn sinh học đối với các giống thủy sản nhập khẩu vào lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó thì có thể nói, các tổ chức và cá nhân sẽ được tiến hành hoạt động xuất khẩu giống thủy sản trong một số trường hợp cơ bản nêu trên.
3. Thời hiệu xử phạt xuất khẩu giống thủy sản không đáp ứng điều kiện:
Căn cứ Điều 3 của Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản được xác định là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính để quá trình sản xuất và mua bán, về quá trình xuất khẩu và nhập khẩu các loại tàu cá, nhập khẩu và xuất khẩu giống thủy sản, thức ăn thủy sản, các sản phẩm sử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản theo quy định của pháp luật thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ được xác định là 02 năm.
Theo đó thì có thể nói, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng có hành vi xuất khẩu giống thủy sản không đáp ứng đầy đủ điều kiện trong danh mục thủy hải sản xuất khẩu có điều kiện sẽ được xác định là 02 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thủy sản năm 2017;
– Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.