Hiện nay, do thiếu hiểu biết về quy định pháp luật mà vẫn còn tình trạng người dân xây nhà trên đất nông nghiệp mà chưa xin phép cơ quan có thẩm quyền. Vậy mức phạt xây nhà trên đất nông nghiệp như thế nào? Có bị đi tù không?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt xây nhà trên đất nông nghiệp:
1.1. Những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Đất đai:
Pháp
– Hành vi lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
– Hành vi vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
– Hành vi không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
Như vậy, trong quá trình sử dụng đất người sử dụng đất phải có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích. Trong pháp
1.2. Mức phạt khi xây nhà trên đất nông nghiệp:
Việc sử dụng đất đúng mục đích không chỉ có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho công tác quản lý đất đai, duy trì và bảo vệ quỹ đất. Bên cạnh đó còn hạn chế tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích gây lãng phí đất đai.
Một trong những nguyên tắc sử dụng đất là sử dụng đất phải đúng mục đích, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng nắm rõ những quy định này, vậy nên pháp luật đã ban hành những quy định chế tài xử lý những trường hợp sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất với từng mức độ vi phạm khác nhau.
Hành vi xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp là hành vi sử dụng đất sai mục đích và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ không được cấp phép xây dựng, vậy có bị xử phạt thêm về xây dựng trái phép theo quy định của Luật Xây dựng hay không? Tuy nhiên tại Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính có quy định rằng đối với các công trình xây dựng trên đất không đúng mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai thì xử phạt theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Như vậy hành vi xây dựng nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật Đất đai.
Căn cứ Điều 9, điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì cơ sở để đưa ra mức xử phạt vi phạm hành chính đối với việc sử dụng đất không đúng mục đích, cụ thể trong trường hợp này là sử dụng đất nông nghiệp để xây nhà ở sẽ phụ thuộc vào:
+ Đất nông nghiệp cụ thể là loại gì như đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm…
+ Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất
Đất để xây dựng nhà ở là đất phi nông nghiệp. Vậy nên trong trường hợp này sẽ là xử phạt về hành vi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp mà không được sự đồng ý cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó mức xử phạt đối với hành vi này cụ thể theo các trường hợp đó là:
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta thì mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta thì mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta thì mức phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta thì mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta thì mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta thì mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên thì mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta thì mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta thì mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta thì mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta thì mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta thì mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta thì mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta thì mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên thì mức phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng.
Trên đây là mức phạt đối với hành vi ở khu vực nông thôn còn nếu hành vi diễn ra tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định nêu trên. Ngoài ra, còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đó là: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
2. Xây nhà trên đất nông nghiệp có bị đi tù không?
Theo đó, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật, trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. Hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào từng trường hợp. Căn cứ Điều 228 Bộ luật Hình sự quy định về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai như sau:
– Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì:
+ Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng
+ Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
+ Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Ngoài ra nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp còn bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức
+ Phạm tội 02 lần trở lên
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, chủ thể của tội phạm này có thể là những cá nhân đang tham gia vào việc sử dụng và quản lý đất đai mà vi phạm các quy tắc về sử dụng đất đai nêu trên và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Xét về hậu quả của hành vi vi phạm, tội vi phạm các quy định liên quan đến sử dụng đất đai, hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu để xác định mức độ vi phạm tội. Nếu hậu quả không đạt độ nghiêm trọng nhưng người thực hiện hành vi vi phạm quy định về sử dụng đã từng bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về tội này mà án tích vẫn còn, và sau đó vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Quy trình thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở:
Theo quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Đất ở là đất phi nông nghiệp, vậy nên trong trường hợp này để xây nhà trên đất nông nghiệp thì trước hết cần thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Theo đó để chuyển mục đích sử dụng đất thì phải xin phép cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất được bao gồm những loại giấy tờ sau:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Quy trình xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất được thực hiện như sau:
– Bước 1: Nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.
– Bước 2: Cơ quan tài nguyên và môi trường tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các công việc sau:
+ Thẩm tra hồ sơ;
+ Xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
+ Trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Hộ gia đình, cá nhân chỉ được chuyển đất nông nghiệp sang đất ở nếu được Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất cho phép. Căn cứ để được chuyển mục đích sử dụng đất đó là căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
– Bước 3: Người yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
–