Vốn đầu tư công đóng vai trò quan trọng ở nhiều khía cạnh khác nhau góp phần làm tăng Cường an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên, hiện tượng thất thoát nguồn vốn đầu tư công vẫn đang diễn ra. Vậy mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn đầu tư công được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt trong lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn đầu tư công:
Xã hội ngày càng phát triển, nước ta cũng đang ngày càng mở rộng vốn đầu tư trong và ngoài nước để phục vụ cho quá trình đầu tư kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực khác nhau. Vì thế vấn đề quản lý và sử dụng vốn đầu tư công cũng được chú trọng hơn cả. Pháp luật hiện nay quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn đầu tư công tại Nghị định 122/2021/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng vốn đầu tư công căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 122/2021/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi sử dụng vốn đầu tư công vượt quá tiêu chuẩn và vượt quá định mức theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi sử dụng vốn đầu tư công không phù hợp với mục đích là không đúng đối tượng theo quy định của pháp luật;
– Biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp này có thể được áp dụng đó là bắt buộc phải hoàn trả lại số vốn đầu tư công đã sử dụng vượt tiêu chuẩn và vượt định mức hoặc số vốn đầu tư công sử dụng không đúng mục đích và không đúng đối tượng.
Thứ hai, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về vấn đề quản lý thực hiện chương trình và dự án có sử dụng vốn đầu tư công và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 122/2021/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc không tổ chức hoạt động giám sát và đánh giá chương trình sử dụng vốn đầu tư công và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ trên lãnh thổ của nước ngoài theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến năm mươi 1.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi triển khai chương trình dự án vốn đầu tư không có các nội dung trong quyết định chủ trương đầu tư và quyết định chủ trương xây dựng dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không có nội dung được quy định trong quyết định chủ trương thực hiện phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kĩ thuật.
Thứ ba, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo và cung cấp thông tin đối với chương trình sử dụng vốn đầu tư công và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 122/2021/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không tuân thủ chế độ báo cáo tình hình trong quá trình thực hiện chương trình dự án sử dụng vốn đầu tư công, và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không cung cấp hoặc cung cấp thông tin và tài liệu không chính xác về chương trình dự án sử dụng vốn đầu tư công, sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là bắt buộc phải lập báo cáo gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, bắt buộc phải cung cấp thông tin và liệu chính xác chân thực về chương trình và dự án đầu tư.
Như vậy thì mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn đầu tư công sẽ cần phải tuân thủ theo mức phạt trên đây.
2. Nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công:
Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 99/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán sử dụng vốn đầu tư công, nguyên tắc trong quá trình quản lý và sử dụng vốn đầu tư công sẽ được thực hiện như sau:
– Việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công phục vụ cho nhiệm vụ và dự án phải đảm bảo đúng mục đích và đúng đối tượng, quá trình sử dụng vốn đầu tư công phải đảm bảo sự tiết kiệm và hiệu quả, chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đầu tư, các đối tượng được xác định là chủ đầu tư sử dụng vốn đầu tư công thuộc ngân sách nhà nước phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về chế độ chi đầu tư phát triển và chi đầu tư cho cơ sở hạ tầng cơ bản phù hợp với luật ngân sách nhà nước;
– Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan cấp trên của chủ đầu tư sẽ phải có trách nhiệm kiểm tra đối với các chủ đầu tư và ban quản lý dự án thuộc phạm vi quản lý phù hợp với kế hoạch đầu tư công, phù hợp với kế hoạch sử dụng nguồn vốn đầu tư công theo đúng quy định của pháp luật;
– Các cơ quan tài chính thực hiện công tác quản lý tài chính đầu tư công một cách nghiêm ngặt, thực hiện quản lý trong việc chấp hành chế độ và chính sách thanh toán vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật;
– Cơ quan kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư công sẽ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thanh toán số vốn đầu tư kịp thời và đầy đủ, có trách nhiệm thanh toán đúng quy định cho các nhiệm vụ và dự án khi có đầy đủ điều kiện để thanh toán, phải lập đầy đủ hồ sơ thanh toán theo quy định;
– Đối với các dự án đầu tư công tại nước ngoài, hợp đồng đã ký kết phải tuân thủ theo quy định của pháp luật nước sở tại và những điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, cơ quan chủ quản sẽ phải thay mặt chủ đầu tư để thực hiện các giao dịch thanh toán vốn đầu tư công với cơ quan thanh toán và cơ quan kiểm soát.
Như vậy có thể nói, việc quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư công phải được đảm bảo thực hiện theo đúng những nguyên tắc trên đây.
3. Nội dung công khai, minh bạch trong sử dụng vốn đầu tư công:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Luật đầu tư công năm 2022 có quy định về vấn đề công khai minh bạch trong việc sử dụng vốn đầu tư công. Theo đó, nội dung cần phải công khai minh bạch trong hoạt động đầu tư công bao gồm những vấn đề sau:
– Chính sách pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật đó trong quá trình quản lý sử dụng vốn đầu tư công;
– Nguyên tắc và tiêu chí định mức phân bổ nguồn vốn đối với vốn đầu tư công;
– Nguyên tắc và căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư hằng năm và trung hạn;
– Kế hoạch và chương trình đầu tư công trên địa bàn, số vốn bố trí cho từng chương trình nhất định, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đối với chương trình đầu tư công;
– Danh mục dự án bao gồm quy mô và tổng mức đầu tư, thời hạn và địa điểm đầu tư, thời gian và báo cáo đánh giá tác động tổng thể của dự án đầu tư tới địa bàn đầu tư;
– Kế hoạch phân bổ đầu tư bao gồm danh mục dự án và số vốn đầu tư công bố trí cho từng dự án;
– Tình hình huy động các nguồn lực và các nguồn vốn khác tham gia dự án đầu tư công, tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch và dự án đầu tư công, kết quả nghiệm thu và đánh giá chương trình dự án;
– Quyết toán vốn đầu tư công.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đầu tư công năm 2022;
– Nghị định số 99/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán sử dụng vốn đầu tư công;
– Nghị định 122/2021/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.