Các cuộc thi người đẹp để được tổ chức phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép và đối tượng mặc trang phục cũng cần phải đúng theo chuẩn mực. Theo quy định thì mức phạt tổ chức thi người đẹp mặc trang phục phản cảm là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
- 1 1. Có được sử dụng trang phục phản cảm trong tổ chức thi người đẹp hay không?
- 2 2. Tổ chức thi người đẹp có sử dụng trang phục phản cảm thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- 3 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có được quyền xử phạt người tổ chức thi người đẹp có sử dụng trang phục phản cảm không?
1. Có được sử dụng trang phục phản cảm trong tổ chức thi người đẹp hay không?
Mấy năm gần đây, các cuộc thi về người đẹp, người mẫu diễn ra ngày càng phổ biến hơn. Các cuộc thi có thể kết hợp giữa loại hình nghệ thuật biểu diễn với trình diễn thời trang. Các cuộc thi được tổ chức phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, và chỉ thực hiện những hoạt động nghệ thuật biểu diễn không bị cấm. Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP thì những hành vi dưới đây sẽ nằm trong các quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn như sau:
– Có hoạt động thể hiện chống đối Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Việc tổ chức các cuộc thi thể hiện nội dung nhằm xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có hành động xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; Đối với người có công với cách mạng dân tộc mà có lời nói hoặc hành động cụ thể là xúc phạm lãnh tụ hoặc những anh hùng dân tộc, danh nhân;
Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; việc làm xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
– Trong quá trình hoạt động nghệ thuật mà có hành vi kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.
– Ngoài ra, liên quan đến trang phục khi trình diễn cuộc thi người đẹp mà sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Hành động này dẫn đến những tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
Với quy định trên, khi tổ chức cuộc thi người đẹp mà sử dụng trang phục phản cảm được đánh giá là hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc dẫn đến những vấn đề tiêu cực về đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hộ. Nên trang phục được lựa chọn trong cuộc thi sắc đẹp cần phù hợp, tránh trường hợp để rơi vào tình trạng bị cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
2. Tổ chức thi người đẹp có sử dụng trang phục phản cảm thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Như đã biết, việc lựa chọn trang phục tham gia cuộc thi sắc đẹp mà không đảm bảo thuần phong mỹ tục là đang vi phạm quy định pháp luật. Nên nếu xuất hiện tình trạng này thì có thể bị áp dụng mức phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung khác. Theo quy định tại khoản 6, khoản 8, điểm đ khoản 9 Điều 12 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về thi người đẹp, người mẫu có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sau:
Thực hiện hành vi tổ chức thi người đẹp, người mẫu nhưng chứa các nội dung kích động bạo lực; hành động này gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại với các quốc gia trong khu vực cũng như thế giới; Trong quá trình này có sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; hệ quả dẫn đến là những tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội; Ngoài ra, hành động này còn xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
– Cá nhân, tổ chức có hành vi vi pham có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như bị đình chỉ hoạt động tổ chức thi người đẹp, người mẫu từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: có thể bị áp dụng là bắt buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 5 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau: Mức phạt tiề được quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này sẽ được sử dụng làm mức phạt tiền đối với cá nhân,
Ngoại trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Với các quy định trên, tổ chức thi người đẹp có sử dụng trang phục phản cảm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân, và từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính về hành vi này mà cá nhân tổ chức có thể bị đình chỉ hoạt động tổ chức thi người đẹp, người mẫu từ 6 tháng đến 12 tháng. Nếu hành động này đem lại nguồn lợi bất hợp pháp thì bắt buộc phải nộp lại cho cơ quan nhà nước.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có được quyền xử phạt người tổ chức thi người đẹp có sử dụng trang phục phản cảm không?
Căn cứ khoản 1 Điều 71 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 4 Nghị định số 129/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền thực hiện các biện pháp với mục đích xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;
Đối chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quy định với các nội dung:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
+ Áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm;
+ Mức phạt tiền tối đa lên đến 5.000.000 đồng;
+ Có thẻ bị áp dụng mức hình phạt là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
– Cá nhân giữ vị trí là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
+ Có thể ra quyết định phạt cảnh cáo;
+ Xét đến hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thì mức phạt lên tới 25.000.000 đồng; phạt tiền đến 50.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
+ Có thẩm quyền trong việc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Để ngăn chặn hành động vi phạm, nếu cần thiết về việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì có thể được thực hiện;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định tại Điều 4 Nghị định này.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền khi ban hành quyết định liên quan đến:
+ Thực hiện việc phạt cảnh cáo;
+ Mức phạt tiền được áp dụng lên đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
+ Ngoài ra, cá nhân tổ chức có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Những thứ được xác định là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể sẽ bị tịch thu;
+ Ngoài ra, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân được trao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo với mức phạt tiền tùy thuộc vào hành vi vi phạm cũng như thẩm quyền của cơ quan này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn;
– Nghị định số 129/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.