Hành vi rải/hoặc đồ hóa chất gây hư hại các công trình đường bộ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm, hoàn toàn có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ tối đa công trình đường bộ cho quá trình phục vụ người dân. Vậy mức xử phạt đối với hành vi rải, đổ hóa chất gây hư hại công trình đường bộ được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt rải, đổ hóa chất gây hư hỏng công trình đường bộ:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi rải hóa chất, đổ hóa chất gây hư hại công trình đường bộ. Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các cá nhân vi phạm, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
+ Có hành vi chậm di chuyển các công trình, lều, quán xây dựng, nhà xây dựng trái phép, hoặc có hành vi cố tình trì hoãn quá trình di chuyển các công trình nhằm cản trở cho việc giải phóng mặt bằng để phục vụ cho hoạt động xây dựng, cải tạo, mở rộng công trình đường bộ, bảo vệ công trình đường bộ khi có quyết định đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Có hành vi làm hư hỏng hệ thống cấp thoát nước hoặc làm mất tác dụng của hệ thống cấp thoát nước trong công trình đường bộ;
+ Có hành vi tự tiện tháo dỡ, lắp đặt, di chuyển, treo, làm hư hỏng, làm sai mục đích sử dụng, làm sai lệch các biển báo hiệu, đèn tín hiệu an toàn giao thông đường bộ phải giao trắng, cọc tiêu, cột cây số, tường bảo vệ, lan can phòng hộ, vạch kẻ đường, mốc chỉ giới trên hệ thống an toàn giao thông đường bộ;
+ Có hành vi tự tiện đập phá, tháo dỡ vỉa hè, sửa chữa hoặc cải tạo vỉa hè trái quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với các cá nhân vi phạm, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với các tổ chức vi phạm khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi khoan, xẻ đường, đào hè phố trái quy định của pháp luật;
+ Có hành vi phá bỏ trái phép dải phân cách, gương cầu, các công trình và các trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ trên hệ thống đường bộ, cấu kiện, phụ kiện của hệ thống công trình đường bộ trái quy định của pháp luật;
+ Có hành vi tự tiện tháo dỡ, làm hư hỏng nắp cống, nắp ga trên hệ thống công trình đường bộ, hoặc hệ thống công trình ngầm trên đường giao thông;
+ Có hành vi nổ mìn, khai thác đất trái quy định của pháp luật, khai thác các loại cát, đá, sỏi, khoáng sản khác trái quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến hệ thống công trình an toàn giao thông đường bộ;
+ Có hành vi rải hóa chất, đổ hóa chất gây hư hại công trình giao thông đường bộ.
Theo đó, hành vi rải hóa chất/đổ hóa chất gây hư hỏng công trình đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với các cá nhân vi phạm, trong trường hợp tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm, cụ thể là sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
2. Thẩm quyền xử phạt hành vi rải, đổ hóa chất gây hư hỏng công trình đường bộ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 75 của
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính không vượt quá mức phạt tiền nêu trên, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, phạt tiền lên đến 37.500.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền nêu trên, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, phạt tiền lên đến 75.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Theo đó thì có thể nói, hành vi rải hóa chất/đổ hóa chất gây hư hại công trình giao thông đường bộ là một trong những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, mức phạt tiền cao nhất đối với cá nhân là 7.000.000 đồng và đối với tổ chức là 14.000.000 đồng, vì vậy thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Rải, đổ hóa chất gây hư hỏng công trình có phải alf hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giao thông đường bộ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo đó, có thể kể đến các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
– Các hành vi phá hoại đường, cầu, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, hầm đường bộ, biển báo hiệu, hệ thống gương trên đường bộ, dải phân cách, hệ thống cấp thoát nước, các công trình và trang thiết bị khác thuộc kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ;
– Có hành vi đau, xẻ đường trái quy định của pháp luật, khoan trái quy định, để chướng ngại vật trái phép trên đường bộ, đặt/rải các vật nhọn/hoặc đủ chất gây chôn trên đường bộ gây cản trở giao thông qua lại, đặt trái phép các vật liệu hoặc phế thải hoặc rác thải ra đường, mở đường trái phép, lần chiếm hoặc sử dụng trái phép đất thuộc hành lang an toàn giao thông đường bộ phải có hành vi tự tiện mở và tháo gỡ nắp cống làm sai luật hệ thống giao thông đường bộ;
– Sử dụng lòng lề đường, hè phố trái quy định của pháp luật;
– Có hành vi đưa các phương tiện xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không đảm bảo đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ;
– Thay đổi kết cấu, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đáp ứng đầy đủ yêu cầu tiêu chuẩn kĩ thuật khi phương tiện đi kiểm định tại cơ quan kiểm định;
– Có hành vi đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái quy định của pháp luật, nặng lách đánh võng trên đường bộ;
– Điều khiển phương tiện giao thông tuy nhiên trong cơ thể có chứa chất ma túy, trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn;
– Điều khiển phương tiện xe cơ giới tuy nhiên không có giấy phép lái xe được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Giao phương tiện cơ giới, xe máy chuyên dùng cho những người không đáp ứng đầy đủ điều kiện để điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định hoặc có hành vi vượt ẩu.
– Và các hành vi vi phạm khác tại Điều 8 của Văn bản hợp nhất luật giao thông đường bộ năm 2019.
Như vậy, hành vi rải/đổ hóa chất gây hư hỏng công trình đường bộ là hành vi bị cấm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông.
THAM KHẢO THÊM: