Cung cấp thông tin về trẻ em bị câm hịa là nghĩa vụ của tất cả các cá nhân, cơ quan, tổ chức nếu phát hiện ra tình trạng này. Hiện nay, Mức phạt ngăn cản cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại được áp dụng thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hành vi ngăn cản cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại có được coi là đang vi phạm pháp luật?
- 2 2. Mức xử phạt với hành vi ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan có thẩm quyền:
- 3 3. Trách nhiệm trong việc cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em:
1. Hành vi ngăn cản cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại có được coi là đang vi phạm pháp luật?
Bảo vệ trẻ em được hiểu là thực hiện tất cả các biện pháp phù hợp để hỗ trợ, bảo đảm cho trẻ em được sinh sống trong môi trường an toàn, lành mạnh; trẻ em được xếp vào nhóm yếu thế nên cũng cần đặc biệt quan tâm hơn để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; kịp thời trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong cuộc sống cũng như trong học tập. Bảo vệ trẻ em không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân hay người thân của trẻ mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng nếu thấy hành vi xâm hại trẻ em về thể chất lẫn tinh thần. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2018 Luật Trẻ em đã ghi nhận những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện đối với trẻ em cụ thể như sau:
– Bất kỳ cá nhân nào có hành động tác động đến tính mạng sức khỏe của trẻ vì mục đích tước đoạt quyền sống của trẻ em là bị nghiêm cấm tuyệt đối;
– Cá nhân thực hiện hành vi như bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, mục đích chiếm đoạt trẻ em;
– Có hành vi xâm hại tình dục, sử dụng bạo lực gây ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ, lạm dụng, bóc lột trẻ em;
– Tiến hành tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tham gia tảo hôn;
– Lợi dụng sự thiếu hiểu biết cũng như khả năng đang bị lệ thuộc về vật chất và tinh thần mà sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời Lợi dụng trẻ em để xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác;
– Trực tiếp thực hiện các hành vi cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình như quyền được học tập, vui chơi, chăm sóc sức khỏe,..
– Khi phát hiện hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe tinh thần của trẻ em nhưng lại cố tình không cung cấp hoặc che giấu, có bất kỳ động thái nào nhằm mục đích ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, hoặc cung cấp các thông tin mà trẻ đang bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;
– Cá nhân có bất kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, liên quan giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em;
– Có hành động bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em;
– Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm…
Như vậy, hành vi của một hay nhiều cá nhân với mục đích là ngăn cản cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại là một trong những hành vi vi phạm pháp luật. Nên nếu có bất kỳ hành động nào vi phạm vấn đề này sẽ bị xử phạt hành chính theo đúng quy định.
2. Mức xử phạt với hành vi ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan có thẩm quyền:
Cá nhân có hành vi vi phạm quy định về hỗ trợ can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bạo lực bỏ rơi và có nguy cơ bị xâm hại khác thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức độ xử phạt được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28 Nghị định 130/2021/NĐ-CP. Theo đó, nếu có hành vi vi phạm dưới đây thì mức phạt tiền được áp dụng là từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng:
– Cá nhân cố tình che giấu thông tin về trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực và có nguy cơ bị xâm hại khác cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền biết về thông tin này hoặc không thông báo hoặc không cung cấp các thông tin về vấn đề này để có thể kịp thời ngăn chặn và giúp đỡ trẻ em;
– Ngoài ra, cá nhân hoặc tổ chức có hành động ngăn cản được cung cấp các thông tin liên quan đến trẻ em mà tình hình trẻ em có nguy cơ bị bóc lột bạo lực và có nguy cơ bị xâm hại khác cho cơ quan cá nhân có thẩm quyền được biết và can thiệp kịp thời;
– Mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi như sau:
+ Trên thực tế khi nhận thấy trẻ em đang bị xâm hại tuy nhiên lại không cung cấp hoặc che giấu các thông tin liên quan đến trẻ em bị xâm hại cho cơ quan cá nhân có thẩm quyền;
+ Không hợp tác trong quá trình thông báo cho nơi tiếp nhận thông tin về hành vi xâm hại trẻ em trong việc ngăn cản cung cấp các thông tin về trẻ em bị xâm hại tại cơ quan cá nhân nắm bắt thông tin;
+ Không hỗ trợ cung cấp thông tin và phối hợp để thực hiện kiểm tra tính xác thực của hành vi xâm hại hoặc tình trạng mất an toàn cũng như mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em sau khi đã nhận được yêu cầu từ cơ quan, cá nhân qua thẩm quyền xác định vấn đề;
– Xuất hiện một trong các hành vi vi phạm dưới đây thì mức phạt tiền sẽ lên tới 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng:
+ Trong trường hợp trẻ em đã bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bị bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhưng lại không thực hiện đầy đủ hoặc kịp thời để hỗ trợ can thiệp;
+ Có hành vi từ chối không thực hiện việc hỗ trợ can thiệp chăm sóc thay thế đối với trường hợp trẻ em đã bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính được quy định tại chương II của Nghị định này được xác định là mức phạt áp dụng cho cá nhân vi phạm, trừ quy định tại điều 8, 9, 12, 13, 14 khoản 1 Điều 16, Điều 23 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này.
Theo đó cá nhân có hành vi vi phạm về việc ngăn cản cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại sẽ áp dụng mức phạt hành chính là từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng còn trong trường hợp nếu tổ chức vi phạm thì sẽ gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm đó là lên tới 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng
3. Trách nhiệm trong việc cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em:
Liên quan đến vấn đề cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm phạm trẻ em là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cũng như cơ sở giáo dục gia đình và cá nhân tiến hành báo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi xâm hại trẻ em để kịp thời qua biện pháp phòng ngừa can thiệp vào hỗ trợ. Theo quy định tại Điều 51 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2018 Luật Trẻ em thì trách nhiệm cung cấp xử lý thông tin thông báo tố giác hành vi xâm hại trẻ em được trao cho các cơ quan cá nhân tổ chức như sau:
– Thứ nhất, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục gia đình và cá nhân phải có trách nhiệm thông báo thông tin tố giác hành vi xâm hại trẻ em, kể cả trong trường hợp trẻ em đã bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực bóc lột bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay, tình hình bạo lực trẻ em cũng như bóc lột trẻ em diễn ra với rất nhiều các hành vi khác nhau, ở mức độ ảnh hưởng cũng vô cùng nghiêm trọng xâm phạm trực tiếp đến thân thể, sức khỏe cũng như danh dự, nhân phẩm của trẻ em; điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổn hại về thể chất và tinh thần của trẻ em cũng như tác động mạnh mẽ đến khả năng phát triển một cách toàn diện đối với trẻ nhỏ.
Vậy để ngăn chặn cũng như kịp thời xử lý được hành vi xâm hại trẻ em thì trách nhiệm không chỉ giao cho một cá nhân cụ thể mà cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân hoặc bất kỳ ai phát hiện ra hành vi xâm hại trẻ em hoặc nhận thấy có nguy cơ trẻ em sẽ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi thì phải thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc thông báo, cung cấp thông tin đến cơ quan có thẩm quyền để có thể áp dụng các biện pháp xử lý ngăn chặn hành vi gây tổn hại cho trẻ em;
– Thứ hai, liên quan đến trách nhiệm của Cơ quan lao động thương binh và xã hội và Cơ quan công an các cấp cùng với trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp xã. Những cơ quan này được giao thẩm quyền trong việc tiếp nhận xử lý thông tin và nhận được thông báo tố giác đối với các cá nhân tổ chức khác. Đây là cơ quan có thẩm quyền và chức năng xác minh, đánh giá, điều tra hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc bất kỳ hành động nào gây tổn hại hoặc nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em;
– Thứ ba, để có thể hỗ trợ một cách nhanh chóng thì Chính phủ đã thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để hỗ trợ quá trình tiếp nhận xử lý thông tin một cách nhanh gọn về hành vi xâm hại trẻ em. Tổng đài điện thoại quốc gia được hiểu là một mạng điện thoại riêng sử dụng trong phạm vi quốc gia hiện nay tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em là số 111.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2018 Luật Trẻ em;
– Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.