Luật giao thông đường bộ 2008 đã đưa ra những quy định về nguyên tắc nhường đường khi tham gia giao thông. Vậy mức phạt lỗi không nhường đường trong trường hợp bắt buộc như thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về nguyên tắc nhường đường:
Tham gia giao thông là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục của người dân. Mọi lĩnh vực, hoạt động trong đời sống xã hội đều liên quan đến giao thông. Hay nói cách khác, giao thông được xem là phương thức vận hành, giúp các hoạt động trong đời sống xã hội diễn ra một cách liên tục, chuẩn chỉnh, đạt hiệu quả cao.
Do mọi lĩnh vực, hoạt động trong đời sống xã hội đều liên quan trực tiếp đến giao thông, nên Nhà nước đã đưa ra những quy định mang tính điều chỉnh, điều phối hoạt động tham gia giao thông, nhằm giúp nó diễn ra một cách ổn định, hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Một trong những nguyên tắc điều phối giao thông mà Nhà nước đưa ra là về thứ tự ưu tiên của phương tiện khi tham gia giao thông; các trường hợp được nhường đường.
Theo quy định tại Điều 24 Luật giao thông đường bộ 2008, tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Đây được xem là nguyên tắc nhường đường cơ bản nhất mà người dân cần phải tuân thủ thực hiện.
Nguyên tắc nhường đường mà Nhà nước đưa ra, buộc người tham gia giao thông buộc phải tuân thủ thực hiện có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cụ thể như sau:
– Đường ưu tiên là đường dành cho các loại xe ưu tiên, nhằm đảm bảo tính cấp thiết, duy trì trật tự an toàn xã hội cũng như tính mạng của con người. Vậy nên, các loại xe đi ra từ đường ưu tiên phải được nhường đường. Việc nhường đường này giúp các loại xe ưu tiên hoàn thành, thực hiện tốt công việc theo các tiến trình đã được đề ra. Các “trọng trách” liên quan cũng được đảm bảo duy trì và thực hiện.
– Nguyên tắc nhường đường giúp duy trì trật tự giao thông một cách an toàn, ổn định; tránh tình trạng xâm lấn, ùn tắc. Mỗi người khi tham gia giao thông đều đảm bảo thực hiện nguyên tắc nhường đường này sẽ giúp hoạt động giao thông được diễn ra khách quan, an toàn, văn hóa giao thông được duy trì.
2. Hậu quả của việc không nhường đường trong trường hợp bắt buộc:
Như đã phân tích ở trên, khi các phương tiện đi ra từ đường ưu tiên sẽ được nhường đường. Nhà nước đưa ra những nguyên tắc điều chỉnh này dựa trên thực tiễn khách quan của hoạt động tham gia giao thông, cũng như tính cấp thiết của các loại phương tiện được ưu tiên. Do đó, việc không nhường đường trong trường hợp bắt buộc đem đến những hậu quả tiêu cực cho người dân. Cụ thể như sau:
– Việc không nhường đường trong trường hợp bắt buộc khiến các loại xe được ưu tiên không đảm bảo việc di chuyển một cách ổn định. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tính cấp thiết của sự việc, lĩnh vực mà xe ưu tiên đó đảm bảo chấp hành thực hiện. Lúc này, sẽ gián tiếp gây ra những hậu quả về người, tính mạng và vật chất cho xã hội.
– Không nhường đường trong các trường hợp bắt buộc là làm trái với quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Điều này gây ra những hệ lụy tiêu cực cho công tác tham gia giao thông của người dân. Hơn hết, nó khiến công tác quản lý trật tự an toàn giao thông của người dân không đảm bảo chất lượng.
Như vậy, có thể thấy, việc không nhường đường trong các trường hợp bắt buộc gây ra những hậu quả trực tiếp và gián tiếp cho công tác quản lý trật tự an toàn giao thông của cơ quan chức năng có thẩm quyền; quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; trật tự an toàn giao thông của Nhà nước cũng như từng địa phương. Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra những quy định điều chỉnh các hành vi vi phạm với lỗi này.
3. Mức phạt lỗi không nhường đường trong trường hợp bắt buộc:
Theo quy định tại
– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
+ Theo quy định tại điểm d khoản 2, điểm m,n Khoản 3 Điều 5
+ Theo quy định tại điểm m khoản 3 Điều 5
+ Theo quy định tại điểm n Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe.
+ Theo quy định tại điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.
+ Theo quy định tại điểm h khoản 1, điểm b, điểm e khoản 2 Điều 6, chủ thể tham gia giao thông không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Đồng thời, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm này mà gây tai nạn còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
+ Theo quy định tại điểm b, điểm 2 Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chủ thể vi phạm không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Đồng thời, khi hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì chủ thể vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
– Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng
+ Theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau. Đồng thời, đối tượng thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.
– Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác: Theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau.
Như vậy, có thể thấy, Nhà nước đã đưa ra những quy định hết sức cụ thể và rõ ràng về mức xử phạt đối với việc không nhường đường trong trường hợp bắt buộc. Quy định về mức xử phạt mà Nhà nước đưa ra là tiêu chuẩn điều chỉnh các hành vi tham gia giao thông của người dân. Điều này giúp hạn chế đến mức tối đa những sai phạm tham gia giao thông có thể xảy ra. Từ đó, giúp duy trì trật tự an toàn giao thông một cách ổn định nhất.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật giao thông đường bọo 2008;
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt