Lập hồ sơ bệnh án và kê đơn thuốc cho người bệnh là trách nhiệm của bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh cho người bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế có một số y bác sĩ có sự sai sót, nhầm lẫn. Vậy việc lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế không đúng sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc trong hành nghề khám, chữa bệnh của người làm trong lĩnh vực y tế:
Trong hành nghề y khoa, việc khám, chữa bệnh phải được thực hiện trên nguyên tắc chung như sau:
– Đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử giữa những người bệnh với nhau;
– Thực hiện nguyên tắc kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn, kỹ thuật;
– Bác sĩ khảm, chữa bệnh phải tôn trọng quyền của người bệnh; phải giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khoẻ và đời tư của người bệnh được ghi trong hồ sơ bệnh án;
– Bác sĩ khi tiếp nhận bệnh nhân thì phải ưu tiên khám bệnh và chữa bệnh đối với những trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, người có công với cách mạng, người khuyết tật và phụ nữ có thai;
– Bác sĩ khám bệnh, chữa bệnh phải tôn trọng, hợp tác và bảo vệ những người cùng hành nghề khi làm nhiệm vụ;
– Bác sĩ phải tuân thủ đạc đức nghề nghiệp của người hành nghề.
2. Quyền và nghĩa vụ của người khám, chữa bệnh:
2.1. Quyền của người bệnh:
– Người bệnh được quyền khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng tốt phù hợp với điều kiện thực tế, người bệnh được quyền tư vấn và giải thích về tình trạng sức khoẻ, phương pháp điều trị và dịch vụ khám- chữa bệnh phù hợp với bệnh của người bệnh. Bệnh nhân được áp dụng phương pháp điều trị an toàn, hợp lý và có hiệu quả điều trị theo quy định chuyên môn, kỹ thuật;
– Người bệnh được quyền tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khoẻ của người bệnh; người bệnh không bị phân biệt đối xử hoặc bị ép khám- chữa bệnh;
– Người bệnh có quyền được tôn trọng về vấn đề tuổi tác, giới tính, dân tộc cũng như tín ngưỡng; không chịu sự phân biệt giàu nghè cũng như địa vị xã hội;
– Người bệnh có quyền được tôn trọng bí mệt về đời tư, giữ bí mật về tình trạng sức khoẻ trong hồ sơ bệnh án. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được tiết lộ về vấn đề này khi có sự đồng ý của người bệnh hoặc chỉ để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề khám- chữa bệnh với nhau trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh;
– Người bệnh có quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và những chi phí khám, chữa bệnh và người bệnh được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản gửi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Người bệnh có quyền được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám, chữa bệnh và có quyền được giải thích chi tiết về các khoản thu chi trong hoá đơn dịch vụ khám, chữa bệnh;
– Người bệnh được quyền từ chối và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trong trường hợp người bệnh đang trong thời gian điều trị lưu trú tại cơ sở khám, chữa bệnh mà chưa kết thúc thời gian điều trị nhưng ra khỏi cơ sở khám, chữa bệnh thì phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở khám, chữa bệnh trái với chỉ định của bác sĩ;
– Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
2.2. Nghĩa vụ của người bệnh:
– Người bệnh có nghĩa vụ tôn trọng người làm nghề y trong cơ sở khám, chữa bệnh và không được thực hiện hành vi xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ và tính mạng của bác sĩ và các nhân viên y tế khác;
– Người bệnh có nghĩa vụ tuân thủ các quy định trong cơ sở khám, chữa bệnh;
– Người bệnh có nghĩa vụ cung cấp thông tin trung thực về tình trạng sức khoẻ mình và có thiện chí hợp tác với bác sĩ khám bệnh, chữa bệnh để tìm ra bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp;
– Người bệnh và người nhà của người bệnh phải có nghĩa vụ chi trả, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Trong trường hợp khám bệnh, chữa bệnh thuộc diện bảo hiểm y tế chi trả thì chi phí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
3. Mức phạt khi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế không đúng:
Tuỳ vào mức độ vi phạm, mức độ thiệt hại xảy ra đối với hành vi lập không đúng hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế của người làm bác sĩ, nhân viên y tế trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
3.1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế không đúng:
Đối với hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế không đúng thì bác sĩ hay nhân viên y tế lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 85 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể như sau:
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP: Phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 01 triệu đồng khi thực hiện hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có hoặc không đúng với tình trạng thực tế của người bệnh;
– Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP Đối với hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc cho người bệnh mà thực tế không có hoặc không đúng với tình hình của người bệnh khi thuộc một trong các mức vi phạm sau:
+ Phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 01 triệu đồng khi mức vi phạm có giá trị từ 01 triệu đồng đến dưới 02 triệu đồng;
+ Phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng khi mức vi phạm có giá trị từ 02 triệu đồng đến dưới 05 triệu đồng;
+ Phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng khi mức vi phạm có giá trị từ 05 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng;
+ Phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng khi mức vi phạm có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 15 triệu đồng;
+ Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng khi mức vi phạm có giá trị từ 15 triệu đồng đến dưới 25 triệu đồng;
+ Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng khi mức vi phạm có giá trị từ 25 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
+ Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng khi mức vi phạm có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 80 triệu đồng;
+ Phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng khi mức vi phạm có giá trị từ 80 triệu đồng trở lên.
Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền thì người hành nghề trong cơ sở y tế thực hiện hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế không đúng còn phải thực hiện thêm biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP thì người đó phải buộc hoàn trả lại số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu bảo hiểm y tế.
3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế không đúng:
Hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế không đúng nếu gây thiệt hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Gian lận bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 215
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm khi chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng mà không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 174, Điều 353 và Điều 355 Bộ luật Hình sự hiện hành khi thực hiện hành vi :Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng, kê thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh cũng như các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng dịch vụ hay thuốc đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 9 năm 2020 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.