Trong một số trường hợp thì doanh nghiệp sẽ buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh vì giấy chứng nhận hoạt động đã bị thu hồi bởi cơ quan có thẩm quyền. Vậy mức phạt kinh doanh sau khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận được áp dụng thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp nào?
- 2 2. Mức phạt kinh doanh sau khi đã thu hồi giấy chứng nhận:
- 3 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt tổ chức tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không?
- 4 4. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có được đăng ký lại?
1. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp nào?
Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:
– Trong trường hợp nếu có sự phát hiện về nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chứa các thông tin giả mạo thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thu hồi giấy chứng nhận theo đúng quy định;
– Phát hiện ra tình trạng doanh nghiệp được thành lập bởi những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 17
– Vì một số lý do khách quan hay chủ quan mà sự hoạt động của Doanh nghiệp không ổn định và trên thực tế đã ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
– Khi nhận được yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh để nộp báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp cố tình né tránh, không thực hiện gửi báo cáo theo đúng nội dung yêu cầu. Thông thường khoảng thời gian được coi là vi phạm trong báo cáo là trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
– Trong một số trường hợp nếu Tòa án đã ban hành quyết định hoặc có sự đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật thì doanh nghiệp cũng phải chấm dứt hoạt động và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Mức phạt kinh doanh sau khi đã thu hồi giấy chứng nhận:
Doanh nghiệp nằm trong một các trường hợp được nêu tại Mục 1 bài viết sẽ phải dừng toàn bộ hoạt động kinh doanh trông những danh mục hoạt động đã được cấp phép trong giấy chứng nhận đã bị thu hồi. Nếu cố tình vi phạm thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt tại điểm b khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về thành lập doanh nghiệp. Cụ thể:
– Có hành vi vi phạm như không đảm bảo về số lượng thành viên, cố đông theo từng mô hình doanh nghiệp thì bị áp dụng mức phạt tiền là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
– Đối với hành vi vi phạm về lĩnh vực dưới đây thì cá nhân có thể bị áp dụng mưc phạt tiền dao động từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:
+ Liên quan đến quy định về hình thức góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế mà thực hiện lại không đúng hình thức theo quy định của pháp luật;
+ Có vi phạm trong việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cụ thể là không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn cố tình thực hiện việc này trái quy định;
– Mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 sẽ được áp dụng một trong các hành vi sau:
+ Nếu có sự thay đổi vốn, thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập mà lại cố tình vi phạm trong việc không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh; hoặc xảy ra trường hợp sau khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;
+ Có sai phạm về việc định giá tài sản góp vốn đó là không đúng giá trị trên thực tế;
– Mức tiền phạt tiền sẽ áp dụng từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không tuân thủ quy định về việc đăng ký mà tự ý tổ chức hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;
+ Đã bị thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh nhưng vẫn cố tình thực hiện kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
Trong trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Với quy định trên thì doanh nghiệp cố tình thực hiện hoạt đọng kinh doanh sau khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt tổ chức tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không?
Cá nhân giữ chức vụ là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp được trao thẩm quyền sử phạt đối với hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực đăng lý doanh nghiệp. Theo khoản 2 Điều 77 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được trao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính đã được quy định tại Nghị định này thực hiện theo thẩm quyền quy định tại Điều 74 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Bên cạnh đó, căn cứ khoản 3 Điều 74 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì cá nhân này được:
+ Áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo;
+ Trong trường hợp có cơ sở xử phạt hành vi vi phạm thì có thể áp dụng mức phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; còn trong khi phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư thì mức phạt lên đến 300.000.000; Người đang giữ chức vụ là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền xử phạt đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Theo các nội dung đã trình bày thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng. Soi chiếu đến trường hợp tổ chức tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn toàn có thẩm quyền xử phạt hành vi này.
4. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có được đăng ký lại?
Donah nghiệp sau khi bị thu hồi giáy chứng nhận hoạt động nếu đã đảm bảo điều kiện theo luật định thì được Khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Bởi vì, theo quy định tại Điều 76 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì việc Khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thể hiện rõ với các nội dung sau:
– Phòng Đăng ký kinh doanh là cơ quna có thẩm quyền ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh thì cũng có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; đồng thời việc khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp cũng sẽ được cập nhật trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
+ Phòng Đăng ký kinh doanh đã xác định doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị khôi phục lại tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Văn bản này được gửi đến phòng đăng ký kinh doanh do nằm trong trường hợp cưỡng chế nợ thuế trong trường hợp doanh nghiệp chưa chuyển sang tình trạng pháp lý đã giải thể trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
– Phòng Đăng ký kinh doanh sau khi ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên của mình và cũng chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hiện nay, cũng có trách nhiệm khi thực hiện việc khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
– Thời gian để Phòng Đăng ký kinh doanh gửi quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, có trách nhiệm gửi thông tin về việc hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế, tiến hành đăng tải quyết định trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để công khai hóa thông tin này cho cá nhân, tổ chức biết về vấn đề thay đổi.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Về đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.