Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động mang tính chất bắt buộc mà người sử dụng lao động phải tiến hành thức hiện. Dưới đây là bài phân tích về mức phạt không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là an toàn vệ sinh lao động?
An toàn vệ sinh lao động là hoạt động mà người lao động và người sử dụng lao động cùng tham gia để phòng chống các yếu tố nguy hại, nguy hiểm, đảm bảo không xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
An toàn vệ sinh lao động hướng tới các mục đích cụ thể sau đây:
+ Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
+ Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
+ Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động
An toàn vệ sinh lao động là hoạt động mang tính chất bắt buộc mà người lao động và người sử dụng lao động đều phải phối hợp thực hiện. Xoay quanh vấn đề an toàn vệ sinh lao động, người sử dụng lao động và người lao động sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động cụ thể mang tính chất riêng biệt. Tức, mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc cụ thể khác nhau. Từ đó, giúp an toàn vệ sinh lao động hướng tới được kết quả tối ưu nhất.
An toàn vệ sinh lao động là điều kiện tiên quyết, đảm bảo cho người lao động được làm việc được làm việc trong một môi trường an toàn, lành mạnh. Đồng thời, đây là một trong những yếu tố quan trọng, tạo nên giá trị nhân văn của quan hệ lao động, khi mà những rủi ro trong quan hệ lao động được khắc phục đến mức tối đa. An toàn vệ sinh lao động được đảm bảo là một trong những yếu tố đẩy mạnh tính hiệu quả của quan hệ lao động; năng suất lao động tạo ra nhiều sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế chung.
2. Các đối tượng phải tham gia tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:
Theo quy định tại Điều 17
– Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động. Chủ thể trong nhóm 1 bao gồm các đối tượng sau:
+ Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
+ Cấp phó của người đứng đầu này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Nhóm 1 mà Nhà nước quy định là những chủ thể chịu trách nhiệm quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động. Đây được xem là nhóm chịu trách nhiệm cao nhất trong hoạt động tổ chức huyện luyện an, vệ sinh lao động. Bởi bản chất của những đối tượng này đã là làm việc và hoạt động trong công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động. Lưu ý rằng, tại nhóm 1 này, chủ thể thực hiện tham gia tổ chức huấn luyện là người quản lý (kiểm tra, giám sát) công tác an toàn, vệ sinh lao động, không phải chủ thể trực tiếp thực thiện.
– Nhóm 2 là những chủ thể làm công tác an toàn, vệ sinh lao động. Bao gồm:
+ Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
+ Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Nếu chủ thể ở nhóm 1 chịu trách nhiệm quản lý, phụ trách, thì tại nhóm 2, các đối tượng trong nhóm này sẽ chịu trách nhiệm thực hiện. Tức họ sẽ trực tiếp tham gia vào thực tiễn công tác an toàn, vệ sinh lao động.
– Nhóm 3: Là những người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
– Nhóm 4 thuộc các chủ thể người lao động không thuộc các nhóm người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
– Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
– Nhóm 6: Chủ thể tham gia là an toàn, vệ sinh viên.
Như vậy, theo quy định trên, Nhà nước quy định việc tham gia tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thuộc rất nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Điều này thể hiện sự quy chế chặt chẽ của cơ quan Nhà nước về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động.
3. Ý nghĩa của việc tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:
Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là việc người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động. Việc tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động có ý nghĩa như sau:
+ Đây là hình thức bảo đảm cho quá trình lao động cho người lao động tại doanh nghiệp, công ty. Việc tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là biểu hiện cho thấy người sử dụng lao động đã tuân thủ đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nó thể hiện rõ ràng nhất trách nhiệm của người sử dụng lao động.
+ Thông qua tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, người lao động sẽ nắm bắt được cách thức, kế hoạch an toàn vệ sinh lao động. Từ đó, họ sẽ biết cách bảo vệ bản thân khỏi những tai nạn, rủi ro trong quá trình làm việc.
+ Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là sự phối hợp, liên kết giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thông qua sự phối hợp này, kết quả quan hệ lao động sẽ đạt hiệu quả tối ưu nhất. Đồng thời, giúp phòng tránh đến mức tối đa những rủi ro lao động có thể xảy ra.
Trong thực tiễn quan hệ lao động hiện nay, có rất nhiều trường hợp tai nạn lao động xảy ra. Những tai nạn lao động này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của của người lao động; ảnh hưởng đến trật tự quan hệ lao động mà Nhà nước bảo hộ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tai nạn lao động xảy ra là: Cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho hoạt động lao động chưa thực sự được bảo đảm; người lao động chưa được phổ cập những kiến thức căn bản nhất về việc bảo đảm an toàn lao động, dẫn đến tình trạng tai nạn lao động xảy ra; người sử dụng lao động không thực hiện các hoạt động huấn luyện, phổ cấp kiến thức an toàn vệ sinh lao động cho người lao động. Chính vì vậy, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động với các hoạt động cụ thể, thực tế của mình là cách thức hạn chế những rủi ro quan hệ lao động.
4. Mức phạt không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:
Khoản 1 Điều 25 Nghị định 12/2022/NĐ-CP đã quy định rõ về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Cụ thể, không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là những hành vi cụ thể sau đây:
+ Người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật.
+ Người sử dụng lao động thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện.
+ Người sử dụng lao động sử dụng người lao động không được cấp thẻ an toàn theo quy định của pháp luật làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trước khi bố trí làm công việc này.
Đối với những hành vi phạm này, chủ thể vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo các mức độ nhất định sau đây:
– Nếu vi phạm đối với 1 đến 10 người, đối tượng vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Nếu hành vi phạm đối với 11 đến 50 người, chủ thể vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
– Nếu hành vi vi phạm đối với 51 đến 100 người, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
– Nếu hành vi vi phạm đối với 101 đến 300 người, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
– Nếu hành vi vi phạm đối với 301 người trở lên, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, có thể thấy, Nhà nước đã đưa ra những quy định hết sức cụ thể và rõ ràng về mức xử phạt đối với hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Những quy định mà Nhà nước đưa ra góp phần đảm bảo hoạt động huấn luyện được diễn ra khách quan, thường xuyên, chất lượng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 12/122022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
– Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động
– Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội