Theo quy định hiện hành thì doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm trong việc niêm yết giá cước dịch vụ viễn thông trong lĩnh vực này trong suốt thời gian kinh doanh. Vậy mức phạt không niêm yết giá cước dịch vụ viễn thông được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Có bắt buộc phải niêm yết giá cước dịch vụ viễn thông hay không?
- 2 2. Mức phạt không niêm yết giá cước dịch vụ viễn thông:
- 3 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp viễn thông không niêm yết giá cước dịch vụ viễn thông không?
- 4 4. Quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông:
1. Có bắt buộc phải niêm yết giá cước dịch vụ viễn thông hay không?
Liên quan đến quản lý giá cước viễn thông thì trong khoản 2 Điều 56 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2018 Luật viễn thông cũng đã quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp về vấn đề này. Theo đó doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm trong việc đưa ra quyết định giá các dịch vụ viễn thông mà doanh nghiệp này thực hiện cung cấp cho người tiêu dùng trừ dịch vụ thuộc danh mục giá cước viễn thông đã được nhà nước quy định riêng;
– Doanh nghiệp cũng có trách nhiệm trong việc trình Bộ Thông tin và truyền thông phương án giá cước dịch vụ viễn thông do Nhà nước đã quy định;
– Quá trình hạch toán chi tiết xác định giá thành niêm yết cũng như thông báo giá cước dịch vụ viễn thông cũng phải tuân thủ theo đúng quy định;
– Trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ viễn thông luôn tuân thủ thực hiện chế độ báo cáo kế toán kiểm tra công vụ hoạt động quản lý giá cước;
– Pháp luật cũng nghiêm cấm hoàn toàn việc áp đặt phá giá cước viễn thông gây mất ổn định thị trường cũng như hành động này gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi ích hợp pháp của người sử dụng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác và của chính nhà nước.
Với quy định nêu trên doanh nghiệp viễn thông bắt buộc phải tiến hành niêm yết giá cước dịch vụ viễn thông lại đảm bảo sự công bằng minh bạch cũng như hỗ trợ cho cơ quan tiến hành quản lý về giá cước viễn thông.
2. Mức phạt không niêm yết giá cước dịch vụ viễn thông:
Hành vi vi phạm quy định niêm yết giá cước viễn thông được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 14/2022NĐ-CP theo đó tổ chức các hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng. Liên quan đến hành vi khác vi phạm về dịch vụ viễn thông thì tùy thuộc vào mỗi hành vi sẽ bị áp dụng mức phạt khác nhau. Hiện nay, mức phạt tối đa có thể áp dụng là 200.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả;
Đồng thời theo khoản 3 điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị Định 14/2022NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm quy định từ chương II đến chương VII tại Nghị định này cũng đã được ghi nhận với các nội dung sau: mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính là áp dụng cho tổ chức, trừ trường hợp quy định tại Điều 106 trong Nghị định này; còn trong trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức.
Như vậy, doanh nghiệp viễn thông không tiến hành niêm yết giá các dịch vụ viễn thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng; còn trong trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền là 1 triệu 500 nghìn đồng đến 2 triệu 500 nghìn đồng.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp viễn thông không niêm yết giá cước dịch vụ viễn thông không?
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 145 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị Định 14/2022NĐ-CP trong đó có ghi nhận Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được trao các thẩm quyền xử phạt như sau:
+ Cá nhân này có thể áp dụng hình thức và cảnh cáo đối với hành vi vi phạm của cá nhân tổ chức;
+ Tùy thuộc vào hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực khác nhau và mức phạt tiền cũng sẽ được quy định khác. Hiện nay đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được áp dụng mức phạt tiền lên đến 100 triệu đồng; còn trong trường hợp có hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử thì mức phạt tiền tối đa sẽ là 40 triệu đồng;
+ Ngoài ra cá nhân này có thể áp dụng hình thức thức quyền sử dụng với phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động của thời hạn; trong một số trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu có cơ sở cho rằng có sự can thiệp từ các tang vật, phương tiện này để thực hiện hành vi vi phạm;
+ Cuối cùng là có thể được áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định cụ thể thời điểm a,d, h,i ,k khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020. Như vậy, doanh nghiệp viễn thông có vi phạm trong việc niêm yết giá cước dịch vụ viễn thông sẽ bị xử phạt theo đúng quy định với mức phạt tiền cao nhất là 100 triệu đồng, soi chiếu đối với quy định nêu trên thì chủ thể Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn toàn có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp này nếu có phát hiện hành vi vi phạm.
4. Quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông:
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông không chỉ phải đáp ứng các quyền và nghĩa vụ quy định tại
– Có trách nhiệm trong việc xây dựng, lắp đặt, sở hữu hệ thống thiết bị viễn thông và đường truyền dẫn nằm trong phạm vi cơ sở và điểm phục vụ công cộng của mình để tiến hành cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
– Tiến hành thuê đường truyền dẫn để hỗ trợ việc kết nối hệ thống thiết bị viễn thông các cơ sở để phục vụ công cộng của mình với nhau và với mạng viễn thông công cộng của doanh nghiệp viễn thông khác;
– Phục vụ cho hoạt động kinh doanh viễn thông thì có thể thực hiện việc thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác đã bán lại cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
– Doanh nghiệp viễn thông cũng được trao quyền cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê lại cơ sở hạ tầng viễn thông, cũng như được phân bổ tài nguyên viễn thông theo quy hoạch tài nguyên viễn thông và quy định quản lý tài nguyên viễn thông;
– Đối với nhiệm vụ viễn thông công ích do Nhà nước đã giao và đóng góp tài chính và quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam thì cần phải thực hiện nhiệm vụ viễn thông theo đúng quy định;
– Liê quan đến chất lượng dịch vụ đối với các đối tượng sử dụng dịch vụ viễn thông thì phải chịu trách nhiệm về chất lượng theo tiêu chuẩn đã đăng ký và công bố với cơ quan có thẩm quyền ngoài ra cần đảm bảo tính đúng đủ chính xác ra cước theo hợp đồng sử dụng viễn thông đã được ký kết giữa các bên;
– Doanh nghiệp viễn thông hoạt động trong lĩnh vực này phải chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các quy định liên quan đến bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;
– Có trách nhiệm trong việc báo cáo định kỳ hoặc với những yêu cầu đột xuất từ cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông thì cũng phải tuân thủ; tính chính xác kịp thời của nội dung và số liệu báo cáo cũng phải được cam kết và phải tự chịu trách nhiệm đối với các thông tin đã trình bày.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2018 Luật viễn thông;
– Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.