Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định phải thực hiện niêm yết các thông tin pháp luật quy định trên xe. Vậy mức phạt không dán thông tin trong phương tiện giao thông được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt không dán thông tin trong phương tiện giao thông:
1.1. Quy định về dán thông tin trong phương tiện giao thông:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc dán thông tin trong phương tiện giao thông sẽ chỉ áp dụng đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định.
Căn cứ Điều 19 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô được sửa đổi bởi Thông tư 02/2021/TT-BGTVT quy định trách nhiệm dán thông tin trong phương tiện giao thông bằng xe ô tô theo tuyến cố định (niêm yết thông tin) là đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định.
Các thông tin mà đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định cần phải dán trong phương tiện giao thông bao gồm có:
– Tên bến xe nơi đi, tên bến xe nơi đến;
– Tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải;
– Giá vé (giá cước);
– Biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe);
– Hành trình chạy xe;
– Dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình;
– Khối lượng hành lý miễn cước;
– Số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của sở giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu.
Các vị trí, thông tin dán trong phương tiện giao thông (xe ô tô theo tuyến cố định) pháp luật quy định như sau:
– Vị trí thứ nhất: dán thông tin (niêm yết) ở phía trên kính trước: tên bến xe nơi đi, tên bến xe nơi đến; chiều cao chữ tối thiểu 06 cm
– Vị trí thứ hai: dán thông tin ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe:
+ Tên và số điện thoại của chính đơn vị kinh doanh vận tải với kích thước tối thiểu là: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm;
+ Giá vé (giá cước) đã kê khai.
– Vị trí thứ ba: dán thông tin ở trong xe:
+ Biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe);
+ Giá vé (giá cước);
+ Hành trình chạy xe;
+ Dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình;
+ Khối lượng hành lý miễn cước;
+ Số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của sở giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu.
1.2. Mức phạt không dán thông tin trong phương tiện giao thông:
Căn cứ Điều 28
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với các tổ chức kinh doanh vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không dán thông tin (niêm yết thông tin) tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài của hai bên thân hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa xe ô tô chở hành khách theo quy định
+ Không dán thông tin (niêm yết thông tin) tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng của bản thân xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng của toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên cánh cửa xe ô tô tải theo quy định;
+ Không dán thông tin (niêm yết thông tin) tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng của bản thân ô tô đầu kéo, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng của toàn bộ cho phép kéo theo trên cánh cửa xe ô tô đầu kéo theo quy định;
+ Không dán thông tin (niêm yết thông tin) tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng của hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép được tham gia giao thông trên rơ moóc, sơ mi rơ moóc theo quy định;
+ Không dán thông tin (niêm yết thông tin) tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh taxi tải, chữ taxi tải, tự trọng của xe, trọng tải mà được phép chở của xe ở mặt ngoài hai bên thành xe hoặc mặt ngoài của hai bên cánh cửa buồng lái xe taxi tải theo quy định;
+ Không dán thông tin (niêm yết thông tin) trên xe ô tô chở hành khách về:
++ Biển số xe;
++ Khối lượng hành lý miễn cước;
++ Số điện thoại đường dây nóng.
Biện pháp khắc phục hậu quả của các hành vi trên: buộc phải đăng ký, niêm yết đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với các tổ chức kinh doanh vận tải không dán thông tin (niêm yết thông tin) theo quy định về:
+ Hành trình chạy xe;
+ Điểm đầu, điểm cuối của tuyến;
+ Giá cước;
+ Giá dịch vụ;
+ Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải.
Hình thức xử phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng.
Biện pháp khắc phục hậu quả của các hành vi trên: buộc phải đăng ký, niêm yết đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định.
2. Quy trình xử phạt không dán thông tin trong phương tiện giao thông:
Quy trình xử phạt không dán thông tin trong phương tiện giao thông được thực hiện như sau:
2.1. Lập biên bản vi phạm hành chính:
Sau khi phát hiện ra hành vi vi phạm (không dán thông tin trong phương tiện giao thông), người có thẩm quyền thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính. Những người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không dán thông tin trong phương tiện giao thông bao gồm:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
– Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân;
– Trưởng Công an cấp xã;
– Trưởng đồn Công an;
– Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất;
– Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động;
– Trưởng Công an cấp huyện;
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông;
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Trưởng, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
– Trưởng phòng Công an cấp tỉnh;
– Giám đốc Công an cấp tỉnh;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
– Tư lệnh Cảnh sát cơ động;
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
– Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường;
– Công an viên trong phạm vi quản lý của địa phương;
– Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ ở trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải.
2.2. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Sau 07 ngày tính từ ngày người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không dán thông tin trong phương tiện giao thông, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi không dán thông tin trong phương tiện giao thông. Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hành vi không dán thông tin trong phương tiện giao thông bao gồm:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
– Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội;
– Trưởng trạm;
– Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân;
– Trưởng Công an cấp xã;
– Trưởng đồn Công an;
– Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất;
– Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động;
– Trưởng Công an cấp huyện;
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông;
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Trưởng, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
– Trưởng phòng Công an cấp tỉnh;
– Giám đốc Công an cấp tỉnh;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
– Tư lệnh Cảnh sát cơ động;
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
– Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải;
– Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường.
2.3. Thực hiện quyết định xử phạt hành:
Người bị ra quyết định xử phạt hành chính hành vi không dán thông tin trong phương tiện giao thông sau khi nhận quyết định xử phạt hành chính hành vi không dán thông tin trong phương tiện giao thông phải thực hiện nộp phạt trong thời hạn ghi trong quyết định xử phạt. Nếu chậm nộp phạt thì cứ mỗi ngày chậm nộp thì phải nộp thêm cho nhà nước là 0,05% tính trên tổng số tiền phạt mà người vi phạm chưa nộp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 12/2020/TT-BGTVT tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô;
– Thông tư 02/2021/TT-BGTVT sửa Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô;
–
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP.