Hiện nay trong một số hãng xe khách, đặc biệt là xe khách đường dài, sắp xếp lịch làm việc cho các tài xế khá dày đặc. Vậy câu hỏi đặt ra: Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm thời gian làm việc của người lái xe ô tô?
Mục lục bài viết
1. Quy định về thời gian làm việc tối đa của tài xế lái xe ô tô:
Hiện nay pháp luật đã có những quy định cụ thể về thời gian làm việc tối đa của các tài xế lái xe ô tô. Căn cứ theo quy định tại Điều 65 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định cụ thể về khung giờ ba thời gian làm việc của người lái xe ô tô, cụ thể như sau:
– Thời gian làm việc của các chủ thể là tài xế lái xe ô tô sẽ cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, tức là không được vượt quá 10h trong một ngày và không được lái xe liên tục vượt quá 4h, nếu không thực hiện theo quy định này thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật;
– Người vận tải và người tài xế lái xe ô tô ra cần phải chịu trách nhiệm để thực hiện nghiêm chỉnh quy định nêu trên.
Như vậy thì có thể thấy, theo điều luật nêu trên thì người ta sẽ lái xe ô tô sẽ có khung giờ làm việc tối đa theo quy định của pháp luật, trong vòng một ngày thì thời gian làm việc của tài xế lái xe ô tô sẽ không được vượt quá 10 giờ. Bên cạnh đó người tài xế lái xe ô tô cũng không được lái xe liên tục quá 4 giờ. Quy định này được đánh giá là một điều luật phù hợp bởi vì trên nhiều khía cạnh khác, tài xế lái xe ô tô cần phải tập trung trên bất kỳ cung đường mà họ đi qua. Cần phải cho họ thời gian nghỉ ngơi để có độ tập trung nhất định. Lái xe là một công việc vô cùng nguy hiểm và là một trong những loại hình lao động nặng nhọc trong quy định của pháp luật, khi tham gia giao thông thì người tài xế lái xe ô tô sẽ được xem là nguồn nguy hiểm cao độ căn cứ theo quy định tại Điều 601 của Bộ luật dân sự năm 2015. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp người lái xe ô tô vì nhu cầu lợi nhuận cho nên đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về thời gian làm việc, kéo theo nhiều hệ lụy không đáng có. Nhu cầu lợi nhuận đã khiến cho người tài xế ép mình làm việc quá sức dẫn đến tình trạng bị ngủ gật hoặc căng thẳng về tinh thần, mệt mỏi khiến cho công việc trở nên không hiệu quả, không thể làm chủ được tay lái gây ra tình trạng tai nạn giao thông.
2. Mức xử phạt khi vi phạm thời gian làm việc của người lái xe ô tô:
Căn cứ theo quy định tại
Thứ nhất, đối với tài xế lái xe ô tô quá thời gian làm việc trong ngày theo quy định của pháp luật nêu trên. Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của
Thứ hai, đối với chủ phương tiện giao thông làm công cho người khác hoặc cho người khác điều khiển phương tiện của mình thực hiện hành vi điều khiển xe quá thời gian quy định thì căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), theo đó, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với các chủ thể là cá nhân, phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với các chủ thể là tổ chức, các chủ thể này được ghi nhận là chủ sở hữu hợp pháp của xe ô tô máy kéo hoặc xe máy chuyên dùng hoặc các loại xe tương tự khác để thực hiện hành vi: Giao phương tiện hoặc để cho người làm công hoặc người đại diện điều khiển phương tiện của mình thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật trong đó có hành vi điều khiển xe quá thời gian làm việc.
3. Quy định về trách nhiệm của người lái xe ô tô và nhân viên phục vụ trên xe:
Căn cứ theo quy định tại Điều 70 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định cụ thể về trách nhiệm của người lái xe và trách nhiệm của nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách, cụ thể như sau:
– Các chủ thể này phải có trách nhiệm trong việc kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn của xe ô tô vận tải hành khách trước khi khởi hành;
– Phải giữ cho mình thái độ văn minh và lịch sự, nhiệt tình với hành khách trên xe và hướng dẫn hành khách ngồi đúng nơi quy định;
– Có trách nhiệm trong việc kiểm tra việc sắp xếp và chằng buộc hành lý cho hành khách, giữ hàng hóa của hành khách sao cho đảm bảo an toàn;
– Có các biện pháp phù hợp trong vấn đề bảo vệ tính mạng và sức khỏe, có các biện pháp hiệu quả để đảm bảo tài sản của hành khách trong quá trình đi xe, giữ gìn trật tự và vệ sinh trong xe;
– Đóng cửa lên xuống trong thời gian trước và sau khi xe chạy.
4. Quy định về điều kiện để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:
Căn cứ theo quy định tại Điều 67 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về điều kiện để kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe ô tô, như vậy thì các chủ thể là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã hoặc vụ kinh doanh muốn hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cần phải đáp ứng một số điều kiện sau đây:
– Các chủ thể đó phải tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Phải đảm bảo số lượng và chất lượng, phải đảm bảo liên hạn sử dụng của các phương tiện sao cho phù hợp với hình thức kinh doanh mà mình đã đăng ký, các phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn các thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của pháp luật;
– Phải đảm bảo về số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe sao cho phù hợp với phạm vi hoạt động, phải có
– Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn về vận tải và đáp ứng yêu cầu về học vấn;
– Phải có nơi đổ xe phù hợp với quy mô hoạt động của doanh nghiệp và phải đáp ứng được yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, cũng như vệ sinh môi trường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.