Với sự phát triển của nền kinh tế xã hội như hiện nay, bảo hiểm đã và đang dần trở thành một loại hình dịch vụ vô cùng cần thiết và quan trọng, hỗ trợ tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì mức phạt khi đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn so với mức lương thực tế được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt khi đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn lương thực tế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, mức xử phạt đối với hành vi đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn so với mức lương thực tế (hành vi đóng bảo hiểm xã hội không đúng mức quy định) bị xử phạt như sau:
(1) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các đối tượng là người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức theo quy định của pháp luật.
(2) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau: Hằng năm không thực hiện trách nhiệm niêm yết công khai thông tin về hoạt động đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019, hoặc có hành vi không cung cấp/cung cấp không đầy đủ thông tin về hoạt động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và hoạt động đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc các tổ chức công đoàn có yêu cầu.
(3) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm với mỗi người lao động tuy nhiên mức phạt tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện đầy đủ thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thành hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật.
(4) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng là người sử dụng lao động có hành vi không cung cấp thông tin chính xác, cung cấp thông tin không đầy đủ, cung cấp thông tin không kịp thời, không cung cấp các loại giấy tờ tài liệu có liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng/hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội.
(5) Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, tổng số tiền phải đóng bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính tuy nhiên tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp;
+ Đóng bảo hiểm xã hội phải đóng bảo hiểm thất nghiệp tự nhiên đóng không đúng mức theo quy định của pháp luật, không phải là hành vi trốn đóng;
+ Đóng bảo hiểm xã hội phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp tuy nhiên không phải trốn đóng;
+ Có hành vi chiếm dụng số tiền đóng bảo hiểm xã hội phải đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trái quy định của pháp luật.
(6) Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, tổng số tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính tại thời điểm lập biên bản xử phạt hành vi vi phạm hành chính tuy nhiên tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc trường hợp tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, hành vi đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn so với mức lương thực tế là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật, tùy vào mức vi phạm khác nhau mà pháp luật có quy định về mức xử phạt đối với hành vi cũng khác nhau.
2. Hợp đồng lao động có phải bao gồm nội dung đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của
– Tên và địa chỉ của người sử dụng lao động, họ tên và chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên người sử dụng lao động;
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số giấy tờ tùy thân như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, địa chỉ nơi cư trú và số điện thoại liên hệ của người giao kết hợp đồng lao động phía bên người lao động;
– Công việc của người lao động, địa điểm làm việc của người lao động, thời hạn của hợp đồng lao động;
– Mức lương theo công việc, mức lương theo chức danh, hình thức trả lương đối với người lao động, thời hạn trả lương của người sử dụng lao động, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác của người lao động;
– Chế độ nâng lương, chế độ nâng bậc của người lao động, thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của người lao động;
– Trang bị bảo hộ an toàn lao động cho người lao động trong quá trình làm việc;
– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
– Chế độ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề kỹ năng cho người lao động.
Như vậy, theo điều luật phân tích nêu trên, một trong những nội dung cơ bản của hợp đồng lao động đó là chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế của người lao động. Theo đó, hoạt động đóng bảo hiểm xã hội của người lao động bắt buộc phải ghi nhận trong nội dung hợp đồng lao động trong quá trình giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động.
3. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì phải đóng với mức bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về nguyên tắc bảo hiểm xã hội. Theo đó:
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được tính dựa trên cơ sở mức đóng bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có sự chia sẻ giữa những người tham gia chế độ bảo hiểm xã hội với nhau;
– Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được tính dựa trên cơ sở mức thu nhập hàng tháng do người lao động lựa chọn;
– Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí vào chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã tham gia chế độ bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính để hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì sẽ không được sử dụng để tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội còn lại;
– Quỹ bảo hiểm xã hội cần phải được quản lý theo nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, thực hiện chế độ hạch toán độc lập theo các thành phần nhất định, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định;
– Việc thực hiện bảo hiểm xã hội cần phải đảm bảo tính đơn giản, thuận lợi, đảm bảo tính kịp thời, dễ dàng, linh hoạt, đáp ứng đầy đủ điều kiện quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
Vì vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động tự lựa chọn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 87 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, người lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng còn phải đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và quỹ tử tuất, mức thu nhập hàng tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất phải bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất sẽ bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội và khả năng nguồn thu ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ kinh tế nhất định để quy định mức hỗ trợ phải đối tượng hỗ trợ, thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ đối với tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vì vậy hiện nay, người lao động hàng tháng còn phải đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và quỹ tử tuất, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất phải bằng mức chuẩn hộ nghèo ở khu vực nông thôn, và cao nhất sẽ bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng;
–
– Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu;
–
THAM KHẢO THÊM: