Thực tế hiện nay, hành vi mắng chửi người khác gây ồn ào mất trật tự diễn ra khá phổ biến. Vậy mức phạt khi chửi bới người khác gây mất trật tự công cộng được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt khi chửi bới người khác gây mất trật tự công cộng:
Hành vi chửi bới người khác là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, bởi nó gây ra nhiều hậu quả như gây mất trật tự công cộng hoặc lăng mạ, làm nhục, ảnh hưởng đến danh dự của người khác. Căn cứ điểm a khoản 2 và điểm b khoản 14 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt cụ thể như sau:
– Cá nhân có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
– Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là bắt buộc phải cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.
Ngoài ra, nếu việc chửi bới người khác gây ra mất yên tĩnh chung thì còn có thể bị xử phạt mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng, cụ thể hành vi như sau:
Trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, gây ra tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng.
(căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP).
2. Hành vi chửi bới người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi chửi bới người khác tùy hậu quả cũng như các tình tiết khách quan mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; hoặc tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
* Tội gây rối trật tự công cộng:
– Khung 1: phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
Đối tượng có hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hoặc trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó hoặc đã bị kết án về tội gây rối trật tự công cộng, chưa được xóa án tích mà vẫn còn bị vi phạm.
– Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Thực hiện hành vi có tổ chức.
+ Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách.
+ Gây hậu quả cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng.
+ Có hành vi xúi giục người khác gây rối.
+ Có hành vi hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng.
+ Tái phạm nguy hiểm.
* Tội làm nhục người khác:
– Khung 1: phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
Đối tượng có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
– Khung 2: phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Thực hiện hành vi phạm tội 02 lần trở lên.
+ Thực hiện hành vi phạm tội đối với 02 người trở lên.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi phạm tội.
+ Thực hiện hành vi với người đang thi hành công vụ.
+ Thực hiện hành vi với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
+ Gây hậu quả làm nạn nhân tự sát.
– Ngoài ra, đối tượng thực hiện hành vi phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Hồ sơ, thủ tục tố cáo hành vi của người chửi bới mình:
Trường hợp có chứng cứ chứng minh về việc có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây hậu quả nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm thì bạn có quyền làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền, trình tự như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
– Đơn tố cáo trình bày đầy đủ thông tin của sự việc.
– Giấy tờ tùy thân gồm chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân (bản sao).
– Bằng chứng chứng minh kèm theo như: văn bản có chữ ký và xác nhận của những người làm chứng; ghi âm, ghi hình,…
Bước 2: Nộp đơn tố cáo:
Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các cơ quan Nhà nước sau đây sẽ có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của người dân:
– Cơ quan điều tra.
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
– Viện kiểm sát các cấp.
– Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an…
Do đó để nhanh và thuận tiện nhất, cá nhân có thể lựa chọn nộp đơn đến cơ quan Công an (Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an… ) nơi mình cư trú.
4. Mẫu đơn tố cáo và hướng dẫn cách viết:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày …..tháng……..năm 20…
ĐƠN TỐ CÁO
(Về ……..)
Kính gửi: CÔNG AN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN ………
VIỆN KIỂM SÁT ………
Họ và tên tôi: ……… Sinh ngày: ………
Chứng minh nhân dân số: ………
Ngày cấp: …./…../20……. Nơi cấp: Công an tỉnh ………
Hộ khẩu thường trú: ………
Chỗ ở hiện tại: ………
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Anh: ……Sinh ngày: ………
Chứng minh nhân dân số: ………
Ngày cấp: ……Nơi cấp: ……
Hộ khẩu thường trú: ………
Chỗ ở hiện tại: ………
Vì Anh/Chị ……… đã có hành vi ……… của tôi gồm ……….
Sự việc cụ thể như sau:………
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định Anh/Chị…….. đã có hành vi gian dối lợi dụng niềm tin nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản nói trên.
Qua thủ đoạn và hành vi như trên, Anh/Chị ……. đã chiếm đoạt là có giá trị là ……….triệu đồng của tôi.
Hành vi của Anh/Chị ……. có dấu hiệu phạm tội “…….” – qui định của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 tại khoản … Điều …. Tội ……. Cụ thể được quy định như sau:
“1.…..…”
“2.…..…”
“3.…..…”
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo anh………Kính đề nghị Quí cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh ………. về hành vi ………
– Buộc anh …… phải trả lại tiền cho tôi.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.
Người tố cáo
(ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn viết đơn:
Đơn tố cáo mang form mẫu chung của một văn bản hành chính, do đó cần chú ý những nội dung sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ.
– Tên đơn: viết in hoa, trình bày giữa trang giấy:
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi gây rối mất trật tự công cộng/ Về hành vi làm nhục người khác).
– Kính gửi: cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Ví dụ: Kính gửi Công an phường Hoàng Liệt.
– Tiếp theo là phần thông tin người làm đơn: cá nhân phải trình bày đầy đủ các thông tin cơ bản của bản thân như họ và tên; ngày tháng năm sinh; địa chỉ cư trú; Số chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân;…
– Trình bày đầy đủ nội dung tố cáo: hành vi người khác chửi bới mình, nguyên nhân từ đâu, hai người có mối quan hệ như thế nào, họ có lời lẽ chửi bới mình ra sao, có những ai làm chứng,…
Ví dụ: Tôi và chị Nguyễn Thị A có mối quan hệ hàng xóm láng giềng gần chục năm nay. Vào ngày 06/08/2023, buổi chiều cháu tôi có sang nhà chị A chơi và chẳng may làm đổ xe máy của chị A dựng ngay ở cổng. Tôi đã sang nhà xin lỗi chị A nhưng do tình cảm hàng xóm từ trước đến nay cũng không được hòa thuận, chị A đã có những lời lẽ chửi bới tôi và cháu của tôi, nói rằng tôi không dạy nổi cháu tôi, gia đình chúng tôi hèn mọn,… thậm chí chị A còn chửi tục, to tiếng với tôi rất nhiều. Hành vi trên của chị A không chỉ làm ảnh hưởng tới cá nhân tôi mà còn ảnh hưởng tới cả công việc, gia đình và mọi người xung quanh tôi khiến tôi rất bức xúc.
Để bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình đồng thời ngăn chặn hành vi nêu trên, nay tôi viết đơn này tố cáo bà B vì đã thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
– Nêu ra yêu cầu:
+ Xác minh, điều tra, làm rõ hành vi vi phạm, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Yêu cầu bà A buộc phải xin lỗi gia đình tôi.
– Lời cam đoan.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.