Một số vấn đề liên quan đến việc đăng ký kinh doanh. Quy định về việc phải thông báo khi chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh. Mức phạt hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động không thông báo.
Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp, hộ kinh doanh lớn nhỏ ở nước ta ngày càng nhiều. Hộ kinh doanh đóng vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế nước nhà. Khi hoạt động, hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh. Khi chấm dứt hoạt động, hộ kinh doanh cũng phải tiến hành
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Một số vấn đề liên quan đến đăng ký kinh doanh:
– Hiện nay, số lượng doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Điều này đòi hỏi công tác quản lý doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của cơ quan Nhà nước phải được tiến hành thực hiện một cách khách quan, chặt chẽ. Hiện nay, công tác quản lý hoạt động đăng ký doanh nghiệp ở nước ta ngày càng được đẩy mạnh với các hình thức cụ thể, khách quan trong khâu quản lý và cơ sở pháp lý.
– Về nguyên tắc, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là văn bản và văn bản điện tử mà Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp để ghi nhận lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động sau khi đã được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Đăng ký doanh nghiệp là việc làm cần thiết, quan trọng đối với quá trình hoạt động doanh nghiệp chung của Nhà nước Việt Nam nói chung và cơ quan doanh nghiệp, cá nhân nói riêng.
+ Đăng ký doanh nghiệp là việc Nhà nước công nhận hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bất kỳ. Chỉ khi các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đảm bảo được những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật thì họ mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty, doanh nghiệp mới có thể hoạt động một cách hợp pháp. Họ được phép sản xuất, kinh doanh các hình thức mặt hàng như đã đăng ký kinh doanh. Khi đã đăng ký kinh doanh, sản phẩm của họ mới được lưu thông trên thị trường, được Nhà nước công nhận. Từ đó, mới có thể đến tay người sử dụng.
+ Trong trường hợp hàng hóa, hoạt động kinh doanh xảy ra vấn đề: Sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; hàng hóa sản xuất không đúng với loại hình được đăng ký trong giấy phép kinh doanh, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra, đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Như vậy, có thể thấy, đăng ký kinh doanh giúp hoạt động quản lý doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước được chặt chẽ. Những trường hợp lợi dụng giấy đăng ký kinh doanh để thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Nhà nước và pháp luật.
– Nếu không đăng ký kinh doanh, Nhà nước sẽ không quản lý, giám sát được hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. Cùng với đó, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không được công nhận, hợp pháp hóa nếu chủ doanh nghiệp không tiến hành đăng ký kinh doanh. Công tác quản lý Nhà nước sẽ không thể đạt được mục đích nếu việc quản lý hoạt động doanh nghiệp không được chặt chẽ, dẫn đến các mặt hàng sản phẩm không được chứng thực sẽ tràn lan trên thị trường. Khi các mặt hàng giả, hàng nhái liên tục xuất hiện tràn lan trên thị trường sẽ gây rối loạn thị trường tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích về kinh tế, sức khỏe của người sử dụng.
– Đăng ký kinh doanh có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng đối với các cá nhân, tổ chức muốn mở cơ sở kinh doanh cũng như cơ quan chức năng có thẩm quyền. Chính vì ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng của nó, nên Nhà nước đã đưa ra yêu cầu bắt buộc phải đăng ký kinh doanh đối với các công ty, doanh nghiệp có ý định sản xuất, kinh doanh.
2. Quy định về việc phải thông báo khi chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh:
Đăng ký kinh doanh là việc các hộ kinh doanh xác lập hoạt động kinh doanh hợp pháp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được Nhà nước công nhận. Kể từ thời điểm đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh đã nằm trong tầm kiểm soát, quản lý của Nhà nước. Mọi hoạt động của hộ kinh doanh đều có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển chung của kinh tế đất nước. Do đó, khi ra quyết định chấm dứt hoạt động, hộ kinh doanh phải tiến hành thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được biết.
Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã đưa ra những quy định rõ ràng và cụ thể về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh. Cụ thể như sau:
– Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Bởi khi đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh đã cung cấp những giấy tờ cần thiết, để cơ quan chức năng có thẩm quyền thụ lý và đưa ra kết luận quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh. Khi đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh được Nhà nước công nhận tính hiệu lực pháp lý trong quá trình hoạt động. Đồng thời, đăng ký kinh doanh là cơ sở để Nhà nước yêu cầu các hộ kinh doanh đóng thuế theo quy định của pháp luật. Quá trình hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp hay hộ kinh doanh nào đều mang đến những ảnh hưởng nhất định cho Nhà nước và xã hội. Nó là căn cứ để cơ quan chức năng có thẩm quyền tính toán mức tăng trưởng của thị trường kinh tế nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung. Vậy nên, có thể khẳng định, việc thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh mang tính bắt buộc.
– Khi thông báo chấm dứt hoạt động, hộ kinh doanh phải kèm theo các giấy tờ sau đây:
+ Văn bản thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
– Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động, hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác.
3. Mức phạt hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động không thông báo:
Thông báo chấm dứt hoạt động là việc làm bắt buộc của các hộ kinh doanh. Việc thông báo chấm dứt hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp Nhà nước xác định được số lượng hộ kinh doanh còn hoạt động, đưa ra các chế tài áp dụng đối với hộ kinh doanh nếu họ chưa thực hiện các nghĩa vụ liên đới khi chấm dứt hoạt động. Do đó, khi hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động nhưng không thông báo thì hoàn toàn có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về mức phạt đối với việc hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động mà không thực hiện thông báo như sau:
Đối với các hành vi: Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; Thay đổi chủ hộ kinh doanh nhưng không gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký; Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký; Chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; Chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; Thay đổi ngành, nghề kinh doanh nhưng không gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính; Hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường, hộ kinh doanh có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Ngoài ra, nếu việc hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động mà không thông báo có vi phạm pháp luật về thuế thì sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
– Ngoài việc bị xử phạt tiền thì hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động nhưng không thông báo còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm.