Khi lái xe qua hầm đường bộ, tài xế cần phải nắm vững quy định của pháp luật về an toàn giao thông để giúp cho sự di chuyển được an toàn, tránh những nguy hiểm tiềm ẩn. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì mức phạt đối với hành vi quay đầu xe trong hầm đường bộ như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt hành vi quay đầu xe trong hầm đường bộ:
Tùy vào loại phương tiện khác nhau, mức xử phạt đối với hành vi quay đầu xe trong hầm đường bộ cũng sẽ khác nhau.
(1) Mức xử phạt đối với hành vi quay đầu xe trong hầm đường bộ của người điều khiển phương tiện xe ô tô và các loại phương tiện tương tự xe ô tô.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 của
– Có hành vi dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định của pháp luật;
– Các loại phương tiện không được quyền ưu tiên tuy nhiên vẫn lắp đặt, sử dụng các loại thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;
– Không thực hiện đầy đủ biện pháp đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật khi phương tiện ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
– Có hành vi không nhường đường cho phương tiện xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn;
– Có hành vi lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ, dừng xe/đỗ xe trong hầm đường bộ, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
Theo đó, người điều khiển phương tiện ô tô và các loại phương tiện khác tương tự xe ô tô có hành vi quay đầu xe trong hầm đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện xe ô tô có hành vi quay đầu xe trong hầm đường bộ còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng.
(2) Mức xử phạt đối với hành vi quay đầu xe trong hầm đường bộ của người điều khiển phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định về mức xử phạt đối với người điều khiển phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, trong đó bao gồm cả xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô, tương tự xe gắn máy khi thực hiện hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông đường bộ. Theo đó, phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các đối tượng điều khiển phương tiện thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h;
– Có hành vi dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
– Có hành vi vượt phương tiện trong những trường hợp không được phép vượt, vượt phương tiện tại đoạn đường có biển báo hiệu với nội dung cấm vượt đối với các loại phương tiện đang điều khiển;
– Có hành vi vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định, quay đầu xe trong hầm đường bộ;
– Không chấp hành đầy đủ hiệu lệnh của đèn tín hiệu an toàn giao thông;
– Không chấp hành hiệu lệnh và hướng dẫn của người điều khiển phương tiện giao thông hoặc người kiểm soát giao thông đường bộ;
– Người điều khiển phương tiện sử dụng ô/dù, điện thoại di động, các thiết bị âm thanh và các thiết bị trợ thính trong quá trình lưu thông.
Như vậy, mức phạt hành vi quay đầu xe trong hầm đường bộ đối với phương tiện mô tô tối đa là 1.000.000 đồng và ô tô là 3.000.000 đồng theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
2. Những nơi không được quay đầu xe gồm những nơi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về vấn đề chuyển hướng phương tiện. Theo đó:
– Khi muốn chuyển hướng phương tiện thì người điều khiển phương tiện bắt buộc phải giảm tiến độ và có tín hiệu báo rẽ hướng;
– Trong quá trình chuyển hướng phương tiện, người lái xe/người điều khiển xe máy chuyên dùng bắt buộc phải nhường đường cho người đi bộ, người đi xe đạp đang lưu thông trên phần đường dành riêng cho người đi bộ và người đi xe đạp, cần phải nhường đường cho các phương tiện đi ngược chiều, đồng thời chỉ cho phương tiện chuyển hướng khi quan sát không có trở ngại hoặc không gây nguy hiểm cho người/và phương tiện khác;
– Trong khu dân cư, người lái xe hoặc người điều khiển phương tiện xe máy chuyên dùng chỉ được phép quay đầu ở nơi có đường giao nhau hoặc nơi có biển báo hiệu cho phép quay đầu;
– Không được quay đầu phương tiện ở phần đường dành cho người đi bộ, quay đầu trên cầu/đầu cầu, gầm cầu vượt, trong hầm đường bộ, trên đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt, nơi có đoạn đường hẹp, nơi đường dốc, đoạn đường cong che khuất tầm nhìn.
Theo đó thì có thể nói, theo quy định nêu trên, trong khu vực đông dân cư, người lái xe hoặc người điều khiển phương tiện xe máy chuyên dùng chỉ được phép quay đầu phương tiện ở nơi có đoạn đường giao nhau và nơi có biển báo hiệu cho phép quay đầu. Đồng thời, không được phép quay đầu ở những đoạn đường sau:
– Đoạn đường dành cho người đi bộ qua đường;
– Trên cầu, đầu cầu;
– Gầm cầu vượt;
– Hầm đường bộ;
– Đường cao tốc;
– Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt;
– Nơi có đoạn đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong che khuất tầm nhìn.
3. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ được quy định như nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ. Theo đó:
– Hoạt động giao thông đường bộ cần phải đảm bảo sự lưu thông an toàn, hiệu quả, đảm bảo an ninh trật tự, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường;
– Phát triển giao thông đường bộ theo đúng quy hoạch, kế hoạch, từng bước hiện đại hóa, đồng bộ và gắn kết các phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác;
– Quản lý hoạt động giao thông đường bộ cần phải được thực hiện một cách thống nhất trên cơ sở phân cấp trách nhiệm, quyền hạn, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ban ngành và chính quyền địa phương các cấp trong quá trình quản lý giao thông đường bộ;
– Đảm bảo an ninh trật tự giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong xã hội;
– Mọi người tham gia giao thông đường bộ cần phải nâng cao ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ quy tắc an toàn giao thông đường bộ, phải có thái độ giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đảm bảo an toàn cho phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
– Mọi hành vi vi phạm quy định pháp luật về giao thông đường bộ cần phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh và đúng quy định pháp luật.
Như vậy, hiện nay hoạt động giao thông đường bộ cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc nêu trên. Và trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được xem là trách nhiệm của toàn bộ cơ quan, tổ chức và cá nhân trong xã hội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông;
– Chỉ thị 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
THAM KHẢO THÊM: