Hành vi che khuất biển hiệu công trình đường sắt là một trong những hành vi cản trở giao thông đường sắt. Vậy mức phạt hành vi che khuất biển hiệu công trình đường sắt là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt hành vi che khuất biển hiệu công trình đường sắt:
Biển hiệu công trình đường sắt là một trong những hệ thống biển báo có chức năng chỉ dẫn, cảnh báo người dân hay các phương tiện giao thông khác phải tuân thủ và lường trước những nguy hiểm. Trong lĩnh vực đường sắt, các biển hiệu rất quan trọng. Thực tế hiện nay, các biện hiệu đường sắt bị che khuất đi rất nhiều do ý thức của người dân hoặc các tổ chức khác. Và hành vi che khuất biển hiệu công trình đường sắt là một trong những hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể sẽ bị xử phạt như sau:
Với hành vi che lấp tín hiệu giao thông đường sắt sẽ bị xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng (căn cứ điểm d khoản 2 Điều 51
2. Mức phạt khác về vi phạm bảo vệ công trình đường sắt:
Hành vi vi phạm | Mức phạt chính | Hình thức xử phạt bổ sung | Căn cứ pháp lý |
Hành vi đổ, để rác thải sinh hoạt lên đường sắt. | Phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng | – Bắt buộc phải đưa rác thải sinh hoạt; đất, đá, chất độc hại, chất phế thải và các vật liệu khác ra khỏi đường sắt | Khoản 1 Điều 51 Nghị định số 100//2019/NĐ-CP |
Hành vi xả rác thải sinh hoạt từ trên tàu xuống đường sắt | |||
Hành vi đổ trái phép đất, đá, vật liệu khác lên đường sắt | – Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. – Đối với tổ chức: phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng. | – Bắt buộc phải đưa rác thải sinh hoạt; đất, đá, chất độc hại, chất phế thải và các vật liệu khác ra khỏi đường sắt. – Bắt buộc phải đưa chất dễ cháy, dễ nổ ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt. – Bắt buộc phải dỡ bỏ vật che khuất biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt. – Bắt buộc phải thực hiện khôi phục lại tình trạng ban đầu. – Bắt buộc phải đưa tấm đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác a khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt. – Bắt buộc phải thực hiện khôi phục lại tình trạng ban đầu.
| Khoản 2 Điều 51 Nghị định số 100//2019/NĐ-CP |
Hành vi để rơi đất, đá, vật liệu khác từ trên tàu xuống đường sắt trong quá trình vận chuyển | |||
Hành vi đổ, để chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt | |||
Hành vi xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt | |||
Hành vi đổ chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt | |||
Hành vi làm hư hỏng hệ thống thoát nước công trình đường sắt | |||
Hành vi làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường sắt | |||
Hành vi đặt tấm đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác trái phép trong lòng đường sắt hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt | |||
Hành vi bơm, xả nước hoặc các chất lỏng khác làm ngập nền đường sắt gây hậu quả làm ảnh hướng đến khả năng thoát nước của hệ thống thoát nước đường sắt hoặc ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình đường sắt. | |||
Hành vi làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt. | – Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. – Đối với tổ chức: phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. | – Bắt buộc phải thực hiện khôi phục lại tình trạng ban đầu.
| Khoản 3 Điều 51 Nghị định số 100//2019/NĐ-CP |
Hành vi làm sai lệch vị trí hoặc phá, dỡ trái phép mốc chỉ giới ga đường sắt, mốc giới đất dành cho đường sắt, hàng rào dùng để đóng lối đi tự mở, cọc dùng để thu hẹp lối đi tự mở | |||
Hành vi làm hỏng, tháo dỡ trái phép tường rào, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với khu vực xung quanh | |||
Hành vi đào, lấy, san, lấp đất, đá hoặc các vật liệu khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt |
|
|
|
Hành vi khoan, đào, xẻ đường sắt trái phép | – Đối với cá nhân: phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. – Đối với tổ chức: phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng | – Bắt buộc phải thực hiện khôi phục lại tình trạng ban đầu. – Buộc phải tiến hành tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
| Khoản 4 Điều 51 Nghị định số 100//2019/NĐ-CP |
Hành vi tự ý mở lối đi qua đường sắt | |||
Hành vi tự ý tháo dỡ, làm xê dịch trái phép ray, tà vẹt, cấu kiện, phụ kiện, vật tư, trang thiết bị, hệ thống thông tin tín hiệu của đường sắt | |||
Hành vi kéo đường dây thông tin, đường dây tải điện, xây dựng cầu, cầu vượt, hầm, hầm chui, cống, cột điện, cột viễn thông, hệ thống dẫn, chuyển nước, đường ống cấp nước, thoát nước, viễn thông | |||
Hành vi khai thác đất, đá, cát, sỏi, các vật liệu khác làm lún, nứt, sạt lở, rạn vỡ công trình đường sắt, cản trở giao thông đường sắt | – Đối với cá nhân: phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng. – Đối với tổ chức: phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng | Không có | Khoản 5 Điều 51 Nghị định số 100//2019/NĐ-CP |
Hành vi có sử dụng chất nổ |
3. Hành vi che khuất biển hiệu công trình đường sắt có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 268 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội cản trở giao thông đường sắt như sau:
– Khung 1: phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
(1.) Đối tượng có hành vi sau:
+ Làm xê dịch ray, tà vẹt.
+ Đặt chướng ngại vật trên đường sắt.
+ Khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt.
+ Mở đường ngang, xây cống hoặc công trình khác trái phép qua đường sắt.
+ Lấn, chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt.
+ Đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy trên đường sắt.
+ Để súc vật đi qua đường sắt không đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển.
+ Phá hoại phương tiện giao thông đường sắt.
+ Làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt.
(2). Đối tượng thực hiện các hành vi tại mục (1) trên gây ra hậu quả:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên đối với 01 người.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 121% đối với 02 người.
+ Gây hậu quả làm chết người.
– Khung 2: phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
+ Gây hậu quả làm chết 02 người.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 122% đến 200% đối với 02 người trở lên.
+ Gây hậu quả về tài sản bị thiệt hại ở mức từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng.
– Khung 3: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Gây hậu quả làm chết 03 người trở lên.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể 201% trở lên đối với 03 người trở lên.
+ Gây hậu quả về tài sản bị thiệt hại ở mức từ 1,5 tỷ đồng trở lên.
– Khung 4: phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
Có hành vi cản trở giao thông đường sắt trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả như sau:
+ Gây hậu quả làm chết 03 người trở lên.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể 201% trở lên đối với 03 người trở lên.
+ Gây hậu quả về tài sản bị thiệt hại ở mức từ 1,5 tỷ đồng trở lên
Như vậy, với hành vi che khuất tín hiệu, biển hiệu công trình đường sắt gây ra những hậu quả như trên thì đối tượng thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với lỗi và hậu quả gây ra.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Luật giao thông đường bộ 2008 23/2008/QH12 mới nhất.
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
Thông tư số