Đua xe trái phép là gì? Mức phạt đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép? Có xử lý hình sự không? Các yếu tố cấu thành tội phạm đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép.
Hiện nay, tình trạng tụ tập đua xe và cổ vũ đua xe trái phép vẫn diễn ra hết sức phức tạp, gây mất trật tự công cộng, vi phạm các quy định của nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và trật tự, an toàn giao thông đô thị, đe dọa gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe nhân dân, tài sản của cá nhân, tổ chức và Nhà nước. Câu hỏi bạn đọc thường đặt ra cho Luật Dương Gia là về mức phạt đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép? Có xử lý hình sự không? Hãy cùng Luạt Dương Gia tìm hiểu qua bài viết này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đua xe trái phép là gì?
- 2 2. Nguyên nhân dẫn đến đua xe trái phép hiện nay
- 3 3. Mức phạt đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép?
- 4 4. Các yếu tố cấu thành tội phạm đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép
- 5 5. Đua xe trái phép có thể bị xử lý hình sự
- 6 6. Bộ luật hình sự không loại trừ người tổ chức đua xe trái phép
1. Đua xe trái phép là gì?
Tuy pháp luật không giải thích từ ngữ nhưng có thể hiểu khái niệm này qua hành vi như sau:
Đua xe trái phép là hành vi của 2 hay nhiều người điều khiển phương tiện giao thông xe máy, xe ô tô hoặc các loại xe gắn động cơ khác chạy trên đường bộ với tốc độ cao nhằm ganh đua về tốc độc trên 1 đoạn đường do người có đủ trách nhiệm hình sự thực hiện, gây thiệt hại cho mọi người xung quanh.
Người đua xe trái phép là người điều kiển xe trên đường giao thông với mục đích cùng đua với người điều khiển xe khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
2. Nguyên nhân dẫn đến đua xe trái phép hiện nay
- Về điều kiện kinh tế: các tuyến đường mới được xây dựng, mở rộng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao, đi liền với sự phát triển ồ ạt các loại xe gắn máy cá nhân cùng với công tác quản lý còn nhiều bất cập của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Nguyên nhân chủ quan từ những đối tượng “đua xe trái phép”: xem nhẹ hậu quả khi xảy ra tai nạn giao thông; không xem trọng tính mạng, sức khỏe của mình và những người xung quanh khi tham gia giao thông; đua xe vào giờ khuya, nơi vắng, không có cơ quan chức năng kiểm tra.
- Sự quản lý lỏng lẻo của gia đình, nhà trường và xã hội: sự quản lý giáo dục của một số gia đình bị buông lỏng, nuông chiều con cái, không thường xuyên nắm bắt tư tưởng, hành vi sinh hoạt hàng ngày của con cái mình để giáo dục, uốn nắn. Bên cạnh đó, sự quản lý, giáo dục của nhà trường, chính quyền và các đoàn thể xã hội, Công an cơ sở còn có nhiều hạn chế.
- Nguyên nhân về trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chức năng: công tác phòng ngừa xã hội chưa được các cơ quan hữu quan chú trọng thường xuyên, đều khắp tại địa phương; công tác phòng ngừa nghiệp vụ nhiều lúc còn chưa theo kịp tình tình; công tác điều tra, truy tố, xét xử có vụ án chưa kịp thời nghiêm minh, dẫn tới bỏ lọt tội phạm, xử nhẹ, tác dụng răn đe, giáo dục kém.
3. Mức phạt đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép?
Đua xe trái phép là hành vi tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông cao. Vì thế, pháp luật quy định chế tài rất nghiêm khắc đối với hành vi này.
Hiện nay, mức phạt đối với các hành vi đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép được quy định cụ thể tại Điều 34
Cụ thể như sau:
STT | Hành vi | Hình phạt |
1 | Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông | 01 – 02 triệu đồng
Bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi) |
2 | Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép | 01 – 02 triệu đồng |
3 | Đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép | 07 – 08 triệu đồng
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 – 05 tháng và tịch thu phương tiện |
4 | Đua xe ô tô trái phép | 08 – 10 triệu đồng
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 – 05 tháng và tịch thu phương tiện |
4. Các yếu tố cấu thành tội phạm đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép
Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội đua xe trái phép gồm những dấu hiệu sau:
Về hành vi: là hành vi đua xe trái pháp luật. Trong đó người đua xe thực hiện các hành vi như: Chuẩn bị phương tiện đua xe, và những điều kiện cần thiết cho cuộc đua, đến nơi đua xe và điều khiển phương tiện tham gia cuộc đua.
Dấu hiệu khác: Hành vi trên nếu gây thiệt hại cho tài sản và sự an toàn của người khác hoặc người đó đã bị xử phạt hành chính về những lỗi đua xe trái phép này hoặc đã bị kết án về hành vi này, án tích chưa được xóa nhưng vẫn vi phạm lần 2 thì người đua xe sẽ bị quy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là yếu tố cấu thành tội đua xe trái phép.
Về khách thể: Khách thể của tội này thực hiện hành vi xâm phạm đến an toàn, tính mạng của người khác, xâm phạm đến trật tự công cộng.
Mặt chủ quan: Người thực hiện lỗi này một cách cố ý
Chủ thể: Là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
5. Đua xe trái phép có thể bị xử lý hình sự
– Không chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính, hành vi đua xe trái phép còn có thể bị xử lý hình sự. Cụ thể,
– Tội này chỉ áp dụng với người đua xe có động cơ, không áp dụng với người đua xe đạp, xích lô, súc vật kéo. Cụ thể như sau:
– Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
* Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, người đua xe có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 150 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 – 10 năm.
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu – dưới 500 triệu đồng;
- Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
- Tham gia cá cược;
- Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
- Tại nơi tập trung đông dân cư;
- Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
- Tái phạm nguy hiểm.
Hiện nay, khung hình phạt cao nhất đối với tội này là 20 năm tù giam đối với hậu quả làm chết 03 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.
“Điều 266. Tội đua xe trái phép
1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%;
c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
e) Tham gia cá cược;
g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
h) Đua xe nơi tập trung đông dân cư;
i) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
6. Bộ luật hình sự không loại trừ người tổ chức đua xe trái phép
Căn cứ vào Điều 265.
1. Người nào tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Tổ chức đua xe trái phép cho từ 10 xe tham gia trở lên hoặc cùng một lúc tổ chức 02 cuộc đua xe trở lên;
b) Tổ chức cá cược;
c) Tổ chức việc chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
d) Tổ chức đua xe nơi tập trung đông dân cư;
đ) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
e) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
i) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
k) Tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm.
Ngoài chịu trách nhiệm hình sự, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.