Cá nhân tham gia lễ hội hợp pháp sẽ không được tự ý đốt vàng mã với những địa điểm không được cho phép. Vậy mức phạt đốt vàng mã không đúng nơi quy định trong lễ hội được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Cá nhân tham gia lễ hội có trách nhiệm như thế nào?
- 2 2. Cá nhân có hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định trong lễ hội bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- 3 3. Quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định trong lễ hội:
- 4 4. Cách hạn chế tình trạng thắp hương, đốt vàng mã không đúng nơi quy định:
1. Cá nhân tham gia lễ hội có trách nhiệm như thế nào?
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa hình thành và phát triển lâu đời. Lễ hội hàng năm được tổ chức ở mỗi vùng miền cũng có sự khác nhau phụ thuộc vào điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa và kinh tế nhất định, gắn với những đặc điểm văn hóa cộng đồng. Mặc dù được coi là di sản văn hóa đáng được coi trọng nhưng vẫn tồn tại một số trường hợp một bộ phận người dân có hành động gây khó khăn cho công tác quản lý và tổ chức lễ hội, trong đó phải kể đến việc thắp hương, đốt vàng mã trong lễ hội.
Vì vậy trong quy định tại Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP đã ghi nhận quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội với các nội dung như sau:
– Cá nhân khi tham gia lễ hội phải có trách nhiệm trong việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật đã được đề ra; trong mỗi cuộc lễ hội khác nhau thì cần tuân thủ đúng về nội quy thực hiện nếp sống văn minh;
– Trong các hoạt động lễ hội được tổ chức cần có ứng xử văn hóa lịch sự với tất cả những người xung quanh; phục lựa chọn để mặt phải lịch sự phù hợp với thuần Phong Mỹ tục của dân tộc Việt Nam; Ngoài ra cũng không được nói tục chửi thề xúc phạm tâm linh hoặc có hành động gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm mà lễ hội đem đến;
– Hành động tự ý thắp hương đốt vàng mã không đúng nơi quy định cũng là một trong những vấn đề của người tham gia lễ hội đáng phải lưu tâm; khi tham gia thì không được xô lấn, gây mất trật tự an ninh cùng với đó phải có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường;
– Đối với những hoạt động có tính chất mê tín dị đoan hoặc tổ chức chơi cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác thì cũng không được phép tổ chức hoặc tham gia những hoạt động này;
– Đặc biệt cần lưu ý không thực hiện việc đổ tiền có chênh lệch giá trong khu di tích, lễ hội;
– Việc tham gia lễ hội là một trong những yêu nhu cầu chính đáng của cá nhân tuy nhiên các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 của Điều này còn phải lưu ý thực hiện đúng quy định liên quan đến công việc đang đảm nhiệm như không đi lễ hội trong giờ hành chính; không được sử dụng xe công và các phương tiện không hoặc thuê khoán phương tiện để thực hiện việc tham gia lễ hội; trừ trường hợp được thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được thực thi nhiệm vụ tại khu vực này.
2. Cá nhân có hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định trong lễ hội bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Khi tham gia lễ hội về thắp hương hoặc đốt vàng mã là một trong những việc làm diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, hành động này không phải tự ý được thực hiện nếu có vi phạm về việc đốt vàng mã hoặc các phương không đúng nơi quy định thì cá nhân có thể bị phạt tiền hoặc phạt cảnh cáo. Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì vi phạm quy định về tổ chức lễ hội sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng hoặc sẽ bị phạt cảnh cáo nếu có những hành vi dưới đây:
– Cá nhân có hành vi tự ý thắp hương hoặc đốt vàng mã nhưng khu vực này không được phép thực hiện đây được coi là hành động thắp hương đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
– Trong những khu vực có không khí trang nghiêm của lễ hội mà thực hiện hành vi nói tục, chửi thề có hành động hoặc lời nói xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí và những người xung quanh;
– Trang phục lựa chọn để đến những khu vực lễ hội không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam;
– Ngoài ra, mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm có thể lên tới 500.000 đồng đến 1 triệu đồng, cụ thể:
+ Trong trường hợp không tiến hành báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đánh giá theo đúng quy định;
+ Để lôi kéo, chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ hàng hóa của mình gây mất trật tự an ninh an toàn;
– Nếu có một trong những hành vi vi phạm dưới đây thì mức phạt tiền sẽ từ 1 triệu đến 3 triệu đồng:
+ Khi tiến hành tổ chức lễ hội nhưng lại không có thành lập ban tổ chức lễ hội theo đúng quy định;
+ Khi cá nhân tham lễ hội mà bị một cơ quan,tổ chức, cá nhân khác bán vé thu tiền tham dự lễ hội thì hành động tự ý bán vé thu tiền cũng đang vi phạm quy định;
+ Xét về cơ sở vật chất không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn theo đúng quy định khu vực lễ hội di tích;
+ Nhận thấy không có hành vi tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng biến và các hình thức tuyên truyền khác đến các cá nhân đang tham gia lễ hội;
+ Ngoài ra, những thông tin liên quan đến số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận việc phản ánh của người tham gia lễ hội cũng không được đảm bảo; ..
Như vậy với quy định nêu trên cá nhân khi có hành vi đốt vàng mã không đúng quy mô quy định trong lễ hội có thể bị phạt cảnh cáo phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng
3. Quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định trong lễ hội:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi năm 2020 thì thời hiệu xử lý vi phạm hành chính được quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được mặc định là 01 năm, trừ một số các trường hợp được trình bày dưới đây:
Nếu có hành vi vi phạm hành chính về kế toán; liên quan đến hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; lĩnh vực về năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; các vấn đề liên quan đến đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
Như vậy, cá nhân có hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định thì khi bị phát hiện thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định trong lễ hội là 01 năm.
4. Cách hạn chế tình trạng thắp hương, đốt vàng mã không đúng nơi quy định:
Tình trạng thắp hương đốt vàng mã không đúng nơi quy định là một trong những vấn đề đang gặp nhiều rắc rối và khả năng kiểm soát tình trạng này chưa thật sự tốt và hậu quả mà vấn đề này mang lại cũng vô cùng nghiêm trọng liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cho cộng đồng và giữ gìn hình ảnh đẹp của khu vực đất nước đối với du khách.
Có thể hạn chế phần nào được tình trạng này thì cá nhân có thể tham khảo các cách dưới đây:
– Cơ quan nhà nước cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa của việc thắp hương đốt vàng mã đồng thời cũng phải nhấn mạnh được những tác hại của vấn đề này nếu thực hiện không đúng nơi quy định đến môi trường sức khỏe và an ninh trật tự. Trong tình trạng cháy nổ hiện nay diễn ra phổ biến thì tình trạng này cũng cần đặc biệt được lưu ý và tuyên truyền đến cho người dân;
– Việc tuyên truyền cũng phải đồng thời đề xuất ra những các biện pháp pháp lý áp dụng vào trên thực tiễn để bảo vệ môi trường và an ninh trật tự. Đồng tời, nghiêm khắc đối với những cá nhân cố tình thực hiện hành vi vi phạm trong khi đã có biển báo hướng dẫn hoặc đã có sự tuyên truyền phổ biến rộng rãi;
– Những hoạt động tôn giáo lễ hội được tổ chức thì phải được lựa chọn địa điểm phù hợp , có sự xin phép cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm soát để ngăn chặn các hành động thực hiện không đúng nơi quy định vi phạm pháp luật;
Như vậy, Để hạn chế được tình trạng đốt vàng mã hoặc thắp hương không đúng nơi quy định thì cần có sự phối hợp từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó phải kể đến người dân phải tự nâng cao được ý thức lối sống của mình đồng thời cơ quan nhà nước cũng cần có sự giám sát kiểm tra chặt chẽ và xử lý mạnh tay những trường hợp cố tình vi phạm.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội;
– Nghị định số 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.