Mức phạt đối với người có hành vi trộm cắp tài sản? Truy cứu trách nhiệm hình sự tội trộm cắp tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Quý luật sư! Tôi có thắc mắc muốn nhờ tư vấn như sau: Gia đình tôi có bị mất trộm gà với giá trị tài sản 1.500.000đ, chúng tôi đã biết được thủ phạm và thủ phạm đã đền bù lại tiền mặt cho chúng tôi và 2 bên tự hòa giải với nhau. Tuy nhiên một thời gian ngắn sau, công an xã lại đến nhà dẫn thủ phạm lên xã và phạt hành chính 700.000đ trong khi gia đình tôi không gửi đơn tố giác tội phạm lên cơ quan pháp luật. Vậy công an xã làm như vậy có đúng pháp luật hay không? Gia đình tôi biết thủ phạm mà tự hòa giải 2 bên với nhau thì có vấn đề gì không? Xin chân thành cảm ơn và mong nhận được câu trả lời của Quý luật sư.
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, gia đình bạn có bị mất trộm gà với giá trị tài sản 1.500.000đ, thủ phạm đã đền bù lại tiền mặt và 2 bên tự hòa giải với nhau. Với giá trị tài sản bị mất là 1.500.000 đồng thì thủ phạm chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Mặc dù hai bên gia đình đã tự thỏa thuận giải quyết với nhau tuy nhiên đối với hành vi trộm cắp này sẽ bị xử phạt hành chính nếu có đơn tố giác của công dân; tin báo của cơ quan, tổ chức; tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; trong quá trình kiểm tra phát hiện hành vi vi phạm thì cơ quan công an sẽ có thẩm quyền xử phạt nếu còn trong thời hiệu xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
“Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:
Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;
Luật sư
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
…”
Đối với hành vi trộm cắp tài sản sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.
…
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.
4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Việc gia đình bạn biết thủ phạm sau đó hai bên tự thỏa thuận với nhau thì không vi phạm pháp luật, đây được xem là tình tiết giảm nhẹ cho người có hành vi trộm cắp tài sản.
Mục lục bài viết
- 1 1. Xử phạt hành vi trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng
- 2 2. Hành vi trộm cắp tài sản chưa đạt chịu trách nhiệm hình sự thế nào?
- 3 3. Thời hạn xóa tiền sự đối với hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng
- 4 4. Trộm cắp tài sản bị xử phạt hành chính có đúng không?
- 5 5. Cấm xuất cảnh khi trộm cắp tài sản
- 6 6. Xử lý hành vi trộm cắp tài sản có giá trị 30.000 đồng
1. Xử phạt hành vi trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Vừa rồi em trai tôi do thiếu tiền chơi điện tử mà đã có hành vi ăn trộm điện thoại của bạn để bán, giá trị chiếc điện thoại là 500.000 nghìn. Công an phường nói em trai tôi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, vậy em trai tôi sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.
….
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.”
Xét quy định nêu trên thì em trai bạn sẽ bị xử phạt 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu chiếc điện thoại đã lấy cắp.
2. Hành vi trộm cắp tài sản chưa đạt chịu trách nhiệm hình sự thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau:
Cháu trai tôi tên là Trần Văn A sinh ngày 6/9/1999, hiện có cáo trạng truy tố về tội trộm cắp tài sản. Cụ thể như sau: Dương Văn B sinh năm 1998, rủ Trần Văn Đồng cùng 2 người nữa về nhà bà nội của B lấy trộm đỉnh đồng. A chở 4 người bằng xe máy, đến nơi 2 người ở ngoài cảnh giới còn A và B trèo tường, cạy cửa. Đang vào trong nhà thì bị phát hiện và bị gia đình bắt giữ, công an huyện củng cố hồ sơ. Qua định giá tài sản chiếc đỉnh đồng mà các đối tượng định lấy là 2.240.000 đồng, toà án quyết định truy tố 4 đối tượng trên Tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Xin hỏi luật sư như vậy cháu Trần Văn A có phạm tội trộm cắp không? Nếu bị xử tội trộm cắp tài sản thì mức án có thể là bao nhiêu năm? Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này cũng quy định:
“2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”
Từ quy định trên, người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Mà theo thông tin bạn cung cấp, giữa cháu bạn và 3 người còn lại có sự chuẩn bị, câu kết chặt chẽ với nhau trước khi tiến hành thực hiện hành vi phạm tội, phân giao nhiệm vụ cho nhau để đạt được ý chí mong muốn.
Tuy nhiên chỉ có A và B là cháu bạn là người trực tiếp thực hiện việc trộm cắp tài sản. Do đó, theo quy định trên, cháu bạn là anh A và bạn B đều là đồng phạm với vai trò là người thực hành để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
2 người còn lại đứng ngoài với chủ ý canh giữ xung quanh, tạo điều kiện cho A và B có thể tiến hành thực hiện hành vi trót lọt. Tuy không trực tiếp tham gia trộm cắp nhưng 2 người này cũng vẫn bị truy cứu hình sự với vai trò là đồng phạm, là người giúp sức trong vụ án trộm cắp tài sản này.
Ngoài ra, một trong 3 người A, B, C là người chủ mưu nên hành vi trộm cắp này, sẽ bị truy cứu hình sự là đồng phạm đóng vai trò là người tổ chức, chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện trộm cắp tài sản đó.
Tại Điều 15 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 có quy đinh:
“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”
Như vậy, mặc dù hành vi trộm cắp tài sản chưa được hoàn thành và tài sản chưa được lấy đi nhưng tất cả 4 người tham gia hành vi trộm cắp trong trường hợp này đều phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Người phạm tội có thể phải chịu phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm, có thể chịu phạt tù với mức phạt tù thấp nhất là 6 tháng, cao nhất có thể là 20 năm hoặc tù chung thân.
Tùy thuộc vào mức độ, tính chất và hành vi vi phạm mà người phạm tội có thể phải chịu các mức phạt theo quy định pháp luật hình sự.
3. Thời hạn xóa tiền sự đối với hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng
Tóm tắt câu hỏi:
Bị xử phạt hành chính 1triệu500ngàn về hành vi trộm cắp tài sản. Có bị ghi lại tiền án tiền sự không? Nếu có thì khi nào đựơc xoá tiền án tiền sự. Giá trị chỉ là 1 cái áo 80ngàn đồng.?
Luật sư tư vấn:
Người có tiền án là người đã bị kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án. Người được xóa án thì coi như chưa bị kết án.
Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.
Như vậy, trong trường hợp này bạn của bạn đã có hành vi trộm cắp nhưng chưa đủ dấu hiệu để cấu thành tội phạm cho nên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP cụ thể:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác…”.
Như vậy, bạn của bạn là người đã có tiền sự.
Căn cứ vào Điều 7 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012:
“Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.”.
Như vậy, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính đối với bạn mà bạn của bạn không còn tái phạm hành vi trộm cắp này nữa thì sau 01 năm bạn của bạn sẽ được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.
4. Trộm cắp tài sản bị xử phạt hành chính có đúng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi: Em có lấy trộm 2 đôi giày, trị giá 737.000 1 đôi của một công ty giày, do vi phạm lần đầu nên đã bị CA xử lý vi phạm hành chính. Với số tiền đóng phạt là 2.000.000đ, Vậy nhờ luật sư tư vấn giúp em: Em có còn bị xử lý gì tiếp theo hay không và số tiền nộp phạt có đúng pháp luật không. Em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.
… “
Như vậy mức phạt tiền đối với bạn từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Mức xử phạt hành chính đối với bạn là đúng theo quy định pháp luật.
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 144/2016/QH13, lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự 2015, nay áp dụng “Bộ luật hình sự 2015” và “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009.
Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009 quy định tội trộm cắp tài sản như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọnghoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Như vậy, với giá trị tài sản trộm cắp là 1.474.000 đồng, thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội trộm cắp tài sản mà chỉ bị xử phạt hành chính.
5. Cấm xuất cảnh khi trộm cắp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật Dương Gia. Trước đây ngày 12/1/2015 tôi có bị bắt vì tội trộm cắp tài sản cùng 1 người nữa. Sau khi bị tạm giam đến ngày 14/2/2015 tôi đc tại ngoại và mấy ngày sau được cán bộ công an phụ trách vụ án bảo nộp ảnh để làm lệnh cấm xuất cảnh. Tôi có nghe nói là lệnh cấm 3 năm. Và sau đó tôi xử vào ngày 29/5/2015 với mức án 6 tháng án treo. Vậy tôi muốn hỏi lệnh cấm xuất cảnh sẽ tự động được xóa hay tôi phải làm những thủ tục gì?
Luật sư tư vấn:
Những trường hợp bị cấm xuất cảnh được quy định tại Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam như sau:
“Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.”
Về thời hạn cấm xuất cảnh được quy định tại Điều 5 Thông tư số 21/2011/TT-BCA ngày 25 tháng 04 năm 2011 của Bộ Công an quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh như sau:
“Điều 5. Về thời hạn áp dụng quyết định, việc gia hạn và hiệu lực thực hiện quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh
1. Thời hạn áp dụng quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh ghi tại văn bản thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 6 Thông tư này được xác định căn cứ vào tính chất, mức độ, yêu cầu của từng trường hợp cụ thể, nhưng không quá 03 năm cho mỗi trường hợp.
2. Trường hợp cần gia hạn thời hạn áp dụng quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh thì trước khi hết thời hạn áp dụng đã ghi trong quyết định ít nhất 30 ngày, cơ quan, người có thẩm quyền nêu tại Điều 4 Thông tư này phải có văn bản thông báo về việc gia hạn thời hạn áp dụng quyết định gửi tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh để thực hiện.
3. Hiệu lực của quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh được tính từ khi Cục Quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan tới việc thực hiện các quyết định đó theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này đến khi hết thời hạn áp dụng quyết định ghi trong văn bản thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền. Các quyết định này đương nhiên hết hiệu lực khi đã hết thời hạn áp dụng quyết định nếu Cục Quản lý xuất nhập cảnh không nhận được văn bản về việc gia hạn của cơ quan, người có thẩm quyền.
4. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.”
Theo đó, thời hạn cấm xuất cảnh do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định với từng đối tượng. Theo Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 21/2011/TT-BCA thì quyết định cấm xuất cảnh đương nhiên hết hiệu lực khi đã hết thời hạn mà Cục Quản lý xuất nhập cảnh không nhận được văn bản về việc gia hạn của cơ quan, người có thẩm quyền.
6. Xử lý hành vi trộm cắp tài sản có giá trị 30.000 đồng
Tóm tắt câu hỏi:
Em tôi là nhân viên trong siêu thị, có trộm một đồ lót trị giá 30.000 nghìn đồng bị phát hiện và lập biên bản, Vậy cho tôi hỏi có truy cứu hình sự không. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Dựa trên thông tin bạn cung cấp, em gái của bạn có hành vi trộm cắp một bộ quần áo trị giá 30.000 đồng nhưng bị phát hiện và bị lập biên bản. Để xác định em gái của bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, cần xem xét các phương diện sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 173
“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
…”
Xem xét trong trường hợp của em gái của bạn, tài sản mà em gái bạn đã trộm cắp có giá trị là 30.000 đồng. Trường hợp này, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật hình sự 2015 thì em gái của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
– Hoặc đã từng bị kết án về một trong các tội như: tội trộm cắp tài sản, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Nếu em gái bạn không thuộc vào trong các trường hợp nêu trên và đây là hành vi vi phạm lần đầu thì không có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với em gái bạn theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015 mặc dù em gái bạn có hành vi trộm cắp tài sản.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp, trên cơ sở mức độ, tính chất phạm tội, các yếu tố về nhân thân của người phạm tội mà em gái của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do thông tin bạn không nói rõ, nên để xác định em gái của bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế để xác định cụ thể.
Trong trường em gái bạn không đáp ứng đủ điều kiện để bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản thì với hành vi vi phạm pháp luật, trộm cắp tài sản trong siêu thị thì em gái của bạn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ – CP, cụ thể:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.
4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ – CP được trích dẫn ở trên, khi em gái của bạn có hành vi trộm cắp tài sản mà không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì em của bạn vẫn bị xử phạt hành chính về hành vi này với mức tiền phạt được xác định là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.