Hiện nay, Bộ Công an đã tiến hành cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip trên phạm vi toàn quốc do vậy nhiều đợt Cơ quan Công an đến từng địa phương để thực hiện thủ tục cấp căn cước gắn chip cho người dân, tuy nhiên người dân do trình độ kiến thức, sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế và vì nhiều lý do khác nhau mà cố ý khai sai thông tin để cấp thẻ Căn cước công dân.
Mục lục bài viết
1. Mức phạt cố ý khai sai thông tin để cấp thẻ Căn cước công dân:
Thực tế, nhiều trường hợp người dân cố tình khai sai thông tin như họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, tôn giáo, nghề nghiệp để thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân,… Những trường hợp cố ý khai sai như vậy có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP Về vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp lại, cấp, đổi thẻ Căn cước công dân;
– Không xuất trình Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy
– Không nộp lại Chứng minh nhân dân, Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thứ hai, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Chiếm đoạt, sử dụng thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc Giấy
– Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;
– Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
Thứ ba, Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Làm giả, sử dụng dữ liệu, giấy tờ, tài liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;
– Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
Thứ tư, Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Hành vi làm giả thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Có hành vi thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Chứng minh nhân dân, Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
– Có hành vi sử dụng thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;
– Có hành vi mượn, cho mượn Chứng minh nhân dân, Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
– Có hành vi như mua, bán, thuê, cho thuê Chứng minh nhân dân, Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hành vi cố ý khai sai thông tin để cấp thẻ Căn cước công dân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Ngoài ra, áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện và biện pháp khắc phục hậu quả như buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân,…Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm (nếu có).
2. Cần phải làm gì khi bị sai thông tin trên thẻ căn cước công dân:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 23
Một là, Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của
Hai là, Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
Ba là, Thay đổi thông tin về đặc điểm nhân dạng; họ, chữ đệm, tên;
Bốn là, Xác định lại quê quán, xác định lại giới tính;
Năm là, Có sự sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
Sáu là, Trong trường hợp công dân có yêu cầu.
Như vậy, theo quy định nêu trên trường hợp bị sai thông tin trên thẻ căn cước công dân thì quý bạn đọc phải thực hiện thủ tục đổi lại thẻ.
3. Trình tự đổi thẻ căn cước công dân khi bị sai thông tin trên thẻ căn cước công dân:
Căn cứ theo Điều 4, Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị sai thông tin trên thẻ bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Quý bạn đọc cần đề nghị cấp lại thẻ căn cước công dân
Quý bạn đọc cần đến địa điểm làm thủ tục cấp Căn cước công dân hoặc quý bạn đọc trong trường hợp không đến trực tiếp thì có thể thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an để tiến hành đăng ký địa điểm, thời gian làm thủ tục đề nghị cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Cán bộ có trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận đề nghị khi công dân đủ điều kiện cấp lại thẻ Căn cước công dân và ngược lại.
Bước 2: Tiến hành thu nhận thông tin công dân
Sau khi tiếp nhận đề nghị cấp lại thẻ Căn cước công dân cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân sẽ tiến hành việc thu nhận thông tin công dân, cụ thể:
– Lựa chọn loại cấp Căn cước công dân là cấp lại và tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân.
– Tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, từ đó lấy thông tin nhằm để lập hồ sơ cấp lại thẻ Căn cước công dân.
– Tiến hành việc thu nhận vân tay của công dân, trong đó:
+ Thu nhận vân tay phẳng của 4 ngón chụm bàn tay trái: ngón giữa, ngón trỏ, ngón áp út, ngón út;
+ Thu nhận vân tay phẳng của 4 ngón chụm bàn tay phải: ngón giữa, ngón trỏ, ngón áp út, ngón út;
+ Thu nhận vân tay phẳng của 2 ngón cái chụm;
+ Tiến hành việc thu nhận vân tay lăn 10 ngón theo thứ tự lần lượt: Ngón cái phải, ngón trỏ phải, ngón giữa phải, ngón áp út phải, ngón út phải, ngón cái trái, ngón trỏ trái, ngón giữa trái, ngón áp út trái, ngón út trái.
Đối với các trường hợp Cán bộ Công an không thể thu nhận được đủ 10 vân tay của công dân thì cần phải tiến hành việc mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được theo quy định.
– Tiến hành chụp ảnh chân dung của công dân, trong đó:
Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp lại thẻ Căn cước công dân phải là trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự; ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính. Đối với trường hợp công dân theo dân tộc, tôn giáo thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, trong trường hợp có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ hai tai, rõ mặt.
– Tiến hành in
– Tiến hành in Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có),
Bước 3: Cán bộ Công an tiếp nhận tiến hành thu lệ phí theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Tiến hành cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân.
Bước 6: Quý bạn đọc đến nhận kết quả tại nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 144/2021/NĐ-CPNghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
– Thông tư 60/2021/TT-BCA Quy định trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.