Hành vi sử dụng các thực phẩm từ động vật chết do dịch bệnh vẫn là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Vậy mức phạt bán thực phẩm từ động vật chết do dịch bệnh được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt bán thực phẩm từ động vật chết do dịch bệnh:
Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người trong cuộc sống hằng ngày. Thực phẩm có phạm vi rất lớn và bao gồm nhiều loại được thể hiện dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế hoặc chế biến.
Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn tồn tại gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng và một trong những hành vi phổ biến đó là hành vi bán thực phẩm từ động vật chết do dịch bệnh. Đây là một trong những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng và vấn đề về an toàn thực phẩm.
Do đó, nếu có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thì việc xử lý vi phạm có thể thực hiện bằng chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự.
1.1. Xử phạt hành chính đối với hành vi bán thực phẩm từ động vật chết do dịch bệnh:
Mức phạt khi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch để chế biến thực phẩm quy định tại Khoản 3 Điều 4
– Áp dụng hình phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu một người có hành vi sử dụng các động vật bị chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật đã bị tiêu hủy theo quy định dùng để chế biến các thực phẩm hoặc thực hiện việc cung cấp, bán các loại thực phẩm có nguồn gốc từ các động vật đã chết do bị bệnh, dịch bệnh hoặc đã bị tiêu hủy có giá trị dưới 10.000.000 đồng
– Áp dụng hình thức xử phạt từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu có hành vi sử dụng các động vật bị chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật đã bị tiêu hủy theo quy định dùng để chế biến các thực phẩm hoặc thực hiện việc cung cấp, bán các loại thực phẩm có nguồn gốc từ các động vật đã chết do bị bệnh, dịch bệnh hoặc đã bị tiêu hủy có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên, tuy nhiên chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
Lưu ý: Người có hành vi vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt tiền từ năm đến bảy lần so với giá trị của sản phẩm vi phạm nếu có hành vi vi phạm nêu trên và trong trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng nhưng vẫn thấp hơn bảy lần giá trị so với sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
– Ngoài bị áp dụng các hình thức xử phạt hành chính hoặc tiền thì chủ thể có hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung đó là đình chỉ một phần hoặc toàn bộ các hoạt động sản xuất chế biến thực phẩm trong thời hạn từ một tháng đến ba tháng, đồng thời bị buộc tiêu hủy các nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do dịch bệnh.
1.2. Truy cứu hình sự đối với hành vi bán thực phẩm từ động vật chết do dịch bệnh:
Căn cứ theo quy định của bộ luật hình sự tại Điều 317 quy định về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó,
Áp dụng hình phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm nếu có hành vi sử dụng các thực phẩm để cung cấp, buôn bán cho người tiêu dùng có nguồn gốc nguyên liệu từ động vật chết chủ thể kinh doanh do dịch bệnh, bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, mặc dù chưa được xóa án tích nhưng vẫn tiếp tục có hành vi vi phạm
Áp dụng hình thức xử phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc áp dụng hình thức xử phạt tù có thời hạn 03 năm đến 07 năm nếu chủ thể kinh doanh có hành vi sử dụng các thực phẩm để cung cấp, buôn bán cho người tiêu dùng có nguồn gốc nguyên liệu từ động vật chết do dịch bệnh, bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ 07 năm đến 15 năm nếu chủ thể kinh doanh cung cấp mua bán các thực phẩm cho người tiêu dùng có nguyên liệu từ động vật chết do dịch bệnh bệnh hoặc các động vật đã bị tiêu hủy với mức giá chỉ từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ 12 năm đến 20 năm nếu chủ thể kinh doanh cung cấp và bán các thực phẩm cho người tiêu dùng có nguồn gốc nguyên liệu từ các động vật chết do dịch bệnh bệnh hoặc các động vật đã bị tiêu hủy có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên
Ngoài hình phạt tù người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm các công việc nhất định có thời hạn từ 01 đến 05 năm.
Do đó, chủ thể kinh doanh có hành vi vi phạm bán thực phẩm từ động vật chết do dịch bệnh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt cao nhất được áp dụng là 20 năm tù, đồng thời có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm các công việc nhất định có thời hạn từ 01 đến 05 năm.
Như vậy, có thể thấy đây là một khung pháp lý quan trọng để tạo áp lực đối với người bán trong quá trình thực hiện việc cung cấp các thực phẩm cho người tiêu dùng bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Quyền lợi của người tiêu dùng trong vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm:
Thứ nhất, người tiêu dùng cần được cung cấp đầy đủ các thông tin trung thực về an toàn thực phẩm hướng dẫn sử dụng vận chuyển lưu giữ bảo quản lựa chọn và sử dụng các sản phẩm thực phẩm phù hợp và được cung cấp các thông tin về nguy cơ mất an toàn hoặc cách không ngờ khi nhận được thông tin cảnh báo đối với sản phẩm; bên cạnh đó người tiêu dùng còn được cung cấp một cách trung thực đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết về giá cả chất lượng số lượng thành phần của hàng hóa để có thể đưa ra một quyết định có sử dụng hay không sử dụng hàng hóa đó
Thứ hai, người tiêu dùng có quyền được yêu cầu các cá nhân tổ chức thực hiện việc sản xuất kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi theo quy định của pháp luật. Căn cứ tại điều 28 luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì các tổ chức tham gia xã hội vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần phải thực hiện các nhiệm vụ bao gồm việc hướng dẫn giúp đỡ tư vấn người tiêu dùng khi họ có yêu cầu; Đại diện cho người tiêu dùng thực hiện việc khởi kiện khởi kiện vì lợi ích của cộng đồng; cung cấp các thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể kinh doanh hàng hóa dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng; tự mình thực hiện việc khảo sát thử nghiệm đồng thời công bố các kết quả khảo sát chất lượng hàng hóa; thông tin cảnh báo cho người tiêu dùng về các hàng hóa hoặc dịch vụ có dấu hiệu vi phạm; kiến nghị lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bên cạnh đó có thể thực hiện việc xây dựng pháp luật chủ trương chính sách kế hoạch để có thể bảo vệ người tiêu dùng; tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật và kiến thức về tiêu dùng
Thứ ba, người tiêu dùng được quyền tố cáo khiếu nại hoặc khởi kiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiêu dùng khi người tiêu dùng các thực phẩm cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm họ có quyền lực thực hiện việc khiếu nại và yêu cầu các chủ thể sản xuất kinh doanh thực phẩm bồi thường thiệt hại. Đồng thời khởi kiện trước tòa án để được đòi bồi thường thiệt hại.
Thứ tư, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp thiệt hại do sử dụng các thực phẩm không an toàn gây ra
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;
–
– Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.