Xuất hóa đơn khi bán hàng hóa là họa động mang tính bắt buộc mà các cá nhân, tổ chức phải đảm bảo thực hiện. Vậy mức phạt bán hàng hóa mà không xuất hóa đơn là bao nhiêu? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Xuất hóa đơn được thực hiện khi nào?
Xuất hóa đơn là một công việc quan trọng của mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh để công khai hoạt động mua bán, cung cấp dịch vụ và Nhà nước dễ quản lý về vấn đề thuế. Hay nói cách khác, xuất hóa đơn là hoạt động cần thiết mà các doanh nghiệp cần phải tiến hành thực hiện trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Việc xuất hóa đơn có ý nghĩa, vai trò cụ thể như sau:
+ Xuất hóa đơn là việc doanh nghiệp thực hiện đúng nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật. Thông qua việc xuất hóa đơn, doanh nghiệp thể hiện quá trình hoạt động, làm việc một cách khách quan, nghiêm túc của mình đối với cơ quan chức năng có thẩm quyền.
+ Thông qua việc xuất hóa đơn của doanh nghiệp, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp một cách kín kẽ nhất. Trong nhiều trường hợp, việc xuất hóa đơn khi bán hàng hóa của doanh nghiệp giúp cơ quan Nhà nước phát hiện ra được những sai sót còn tồn đọng. Từ đó, đưa ra mức xử lý sao cho hợp lý và phù hợp nhất.
Có thể thấy, xuất hóa đơn giúp tạo nên sự hòa hợp trong công tác quản lý của cơ quan Nhà nước với hoạt động sản xuất, buôn bán của người dân. Điều này giúp hoạt động buôn bán, sản xuất hàng hóa của công dân diễn ra đúng theo quy định của pháp luật; hạn chế đến mức tối đa những sai phạm có thể xảy ra.
– Xuất hóa đơn được thực hiện như sau:
+ Hầu hết các hoạt động sản xuất, buôn bán của các cá nhân, tổ chức đều phải tiến hành xuất trình hóa đơn theo quy định của pháp luật (Trừ một số trường hợp không cần xuất trình hóa đơn theo quy định của Nhà nước).
+ Khi thực hiện buôn bán hàng hóa, các cá nhân, tổ chức phải xuất trình hóa đơn cho cơ quan chức năng có thẩm quyền. Hóa đơn này là cơ sở, căn cứ để cơ quan Nhà nước dựa vào, đưa ra quyết định kiểm tra về tính đúng đắn trong hoạt động sản xuất, buôn bán của người dân.
+ Nếu không thuộc một trong các trường hợp được miễn xuất hóa đơn, cá nhân, tổ chức sẽ phải tuân thủ việc xuất trình hóa đơn cho cơ quan chức năng có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn:
Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về xuất hóa đơn như sau:
– Nguyên tắc 1: Việc xử phạt vi phạm hành chính về xuất hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Nguyên tắc 2: Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
– Nguyên tắc 3: Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau đây:
+Người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế tại một thời điểm thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện.
+ Tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính khi cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện.
+ Trong trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hóa đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện.
3. Mức phạt bán hàng hóa mà không xuất hóa đơn là bao nhiêu?
Theo quy định chúng của luật, xuất hóa đơn là nhiệm vụ mang tính chất bắt buộc mà các doanh nghiệp phải thực hiện. Trong trường hợp không tuân thủ nghĩa vụ xuất hóa đơn, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định.
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, việc bán hàng hóa mà không xuất hóa đơn sẽ bị xử phạt như sau:
– Chủ thể vi phạm việc bán hàng hóa mà không xuất hóa đơn sẽ bị phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
– Chủ thể vi phạm việc bán hàng mà không xuất hóa đơn sẽ bị phạt tiền theo các mức sau đây:
+ Đối với hành vi thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng; tổ chức vi phạm bị phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng.
+ Người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế thị bị phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng Đối với người nộp thuế là cá nhân vi phạm thủ tục thuế thì bị phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng.
+ Chủ thể thực hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, bị phạt 20% số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm.
– Các hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn cũng được áp dụng đối với các chủ thể vi phạm.
– Khi vi phạm bán hàng hóa mà không xuất hóa đơn, cá nhân, tổ chức còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
+ Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ buộc các chủ thể vi phạm nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
+ Số tiền lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau cũng buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện đảm bảo.
+ Nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thuế; khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế; nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế; cung cấp thông tin, cũng là một trong các hình thức xử phạt bổ sung mà các chủ thể vi phạm việc xuất hóa đơn phải đảm bảo thực hiện.
+ Các biện pháp xử phạt bổ sung khác liên quan đến xuất hóa đơn như: Buộc thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn; Buộc lập hóa đơn theo quy định; Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn, các sản phẩm in; Buộc lập và gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn cũng được áp dụng thực hiện cho các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm.
Như vậy, khi bán hàng hóa mà không xuất hóa đơn, cá nhân, tổ chức sẽ đứng trước mức xử phạt hành chính như trên.
4. Các trường hợp không cần xuất hóa đơn:
Thông tư
– Đối với các loại hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh thì không phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng, nộp thuế giá trị gia tăng.
– Việc xuất hóa đơn không cần được áp dụng đối với các tài sản được xây dựng, sản xuất với mục đích phục vụ cho việc kinh doanh, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao tài sản.
– Đối với các trường hợp xuất vật tư, thiết bị, máy móc, hàng hóa dưới hình thức cho vay, mượn, hoàn trả thì không yêu cầu xuất hóa đơn. Tuy nhiên, điều kiện cần đảm bảo là tại trường hợp này phải có đầy đủ hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, đúng quy định thì đơn vị kinh không phải lập hóa đơn, tính hay nộp thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, với các trường hợp này, cá nhân, tổ chức không cần xuất hóa đơn khi bán hàng hóa.
5. Mẫu hóa đơn bán hàng:
HÓA ĐƠN BÁN HÀNG Ký hiệu: AB/14P Liên 1: Lưu Số: 0000001 Ngày……..tháng…….năm 20…. Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH A Mã số thuế: 010023400 Địa chỉ: 45 phố X, quận Y, thành phố Hà Nội Số tài khoản ……….. | |||
Điện thoại :………. | |||
Họ tên người mua hàng ………. Tên đơn vị …….. Địa chỉ ………. Số tài khoản ………… Hình thức thanh toán:……. MST:……… | |||
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Đơn giá | Thành tiền |
1 | 2 | 5 | 6=4×5 |
Cộng tiền bán hàng hóa, dịch vụ: …………. Số tiền viết bằng chữ:……….. | |||
Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ, tên) |
Người bán hàng (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) | ||
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn) |
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị định 125/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Thông tư 119/2014/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số