Mức lương tối thiểu vùng tăng, người lao động được hưởng lợi thế nào? Mức lương tối thiểu vùng tăng thì quyền lợi của người lao động tăng theo như thế nào?
Trong quan hệ lao động, người lao động và người sử dụng được thỏa thuận với nhau về công việc, tiền công, tiền lương, các quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định rõ, tiền lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Vậy, trong trường hợp khi mức lương tối thiểu vùng tăng, thì quyền lợi của người lao động sẽ thay đổi như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về lương tối thiểu vùng
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 91
– Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
– Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 3
– Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
– Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
– Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
-Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Lưu ý:
Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.
Các đơn vị hành chính thuộc vùng I, II, III, IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo
Thứ ba, mức lương tối thiểu vùng áp dụng theo địa bàn được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:
– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
– Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP
2. Các trường hợp thay đổi về quyền lợi của người lao động khi tăng mức lương tối thiểu vùng
2.1. Quyền lợi về tiền lương của người lao động tăng
Theo quy định tại Điều 90
Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Như vậy, có thể thấy khi mức lương tối thiểu tăng lên thì tiền lương của người lao động cũng sẽ tăng.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
– Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
– Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
Lưu ý:
Một là, người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề được xác định bao gồm các trường hợp sau đây:
– Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90-CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
– Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại
– Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;
– Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;
– Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;
– Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;
– Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;
– Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.
Hai là, khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
2.2. Người lao động tăng mức đóng bảo hiểm xã hội
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn tại Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được xác định như sau:
– Mức đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
– Người làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua đào tạo nghề, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
– Người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy, khi tiền lương tối thiểu vùng tăng thì các doanh nghiệp cũng phải theo đó điều chỉnh mức lương của người lao động, kéo theo tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, trong đó tăng mức đóng các chế độ liên quan của bảo hiểm xã hội, cụ thể như:
Thứ nhất, tăng mức đóng bảo hiểm xã hội với các quỹ hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Thứ hai, người lao động tăng mức đóng bảo hiểm y tế
Thứ ba, tăng mức đóng của bảo hiểm thất nghiệp
2.3. Người lao động được tăng tiền lương hưởng khi ngừng việc
Theo quy định tại Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động trong trường hợp phải ngừng việc được trả lương như sau:
– Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo
– Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
– Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
+ Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
+ Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Như vậy, cơ sở để tính tiền lương cho người lao động trong trường hợp ngừng việc là không thấp hơn mức lương tối thiểu. Do đó, việc tăng mức lương tối thiểu vùng cũng sẽ kéo theo lương ngừng việc của người lao động cũng tăng theo.
2.4. Tăng thêm điều kiện về mức thiệt hại làm cơ sở để người lao động phải bồi thường khi gây ra thiệt hại
Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động phải có trách nhiệm bồi thường khi gây ra thiệt hại trong trường hợp sau:
Thứ nhất, người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định
Thứ hai, người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
Như vậy có thể thấy, việc bồi thường thiệt hại được thực hiện dựa trên cơ sở mức độ thiệt hại căn cứ vào lương tối thiểu vùng. Do đó, khi lương tối thiểu vùng tăng, mức thiệt hại làm cơ sở để bồi thường cũng sẽ phải tăng, đây là quy định có lợi của người lao động.