Ủy ban quốc phòng và an ninh được xem là cơ quan chuyên trách của quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phó chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh là thành viên cần thiết của cơ quan này. Dưới đây là mức lương của Phó chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mục lục bài viết
1. Mức lương của Phó chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh:
Hiện nay, pháp luật cũng đã quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của phó chủ nhiệm Uỷ ban quốc phòng và an ninh. Căn cứ theo quy định tại Điều 85 Văn bản hợp nhất Luật tổ chức Quốc hội năm 2020 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các phó chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc Hội. Cụ thể như sau:
– Phó chủ tịch hội đồng dân tộc sẽ có trách nhiệm giúp đỡ chủ tịch Hội đồng dân tộc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo sự phân công của chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch Hội đồng dân tộc. Khi chủ tịch Hội đồng dân tộc vắng mặt thì một phó chủ tịch sẽ được chủ tịch Hội đồng dân tộc thực hiện hoạt động ủy nhiệm, từ đó thực hiện chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch Hội đồng dân tộc đó;
– Phó chủ nhiệm Ủy ban của Quốc Hội sẽ có trách nhiệm giúp đỡ cho chủ nhiệm Ủy ban Quốc hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo sự phân công của chủ nhiệm Ủy ban Quốc hội đó. Khi chủ nhiệm Ủy ban Quốc hội vắng mặt thì một phó chủ nhiệm sẽ được chủ nhiệm Ủy ban Quốc hội tiến hành hoạt động ủy nhiệm, từ đó thực hiện các chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của chủ nhiệm đó.
Theo đó thì có thể thấy, phó chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng an ninh của Quốc Hội sẽ có trách nhiệm giúp đỡ cho chủ nhiệm Ủy ban thực hiện các chức năng và nhiệm vụ, theo sự phân công của chủ nhiệm Ủy ban. Vì vậy mức lương của phó chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh cũng sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Mức lương của phó chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc Hội mới nhất hiện nay đang được căn cứ theo Mục I Bảng chuyển xếp số 03 – bảng chuyển xếp từ lương cũ sang lương mới đối với các chức danh do thực hiện hoạt động bầu cử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc diện xếp lương theo ngạch, bật công chức hành chính và thụ hưởng cấp chức danh lãnh đạo ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể như sau:
1. Ở trung ương Số thứ tự | Chức danh | Hệ số lương cũ theo bảng lương chưc vụ | Hệ số lương mới và hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo | ||||
Ngạch (mã số) | Bậc trong ngạch | Hệ số lương mới + Hệ số phụ cấp chức vụ | |||||
Hệ số | Hệ số phụ cấp | Tổng hệ số lương và phụ cấp chức vụ | |||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8 = 6 + 7) |
1
| Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội | 7,8 | Chuyên viên cao cấp (01.001) | Bậc 6 | 8,00 | 1,30 | 9,30 |
2
| Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội | 7,5 | Chuyên viên cao cấp (01.001) | Bậc 5 | 7,64 | 1,30 | 8,94 |
Theo quy định phân tích nêu trên thì có thể nói, phó chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc Hội sẽ có hệ số lương là 7,64.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 69/2022/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023, thì có thể nói, từ giai đoạn ngày 01 tháng 07 năm 2023 sẽ thực hiện chế độ tăng lương cơ sở cho các đối tượng được xác định là cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1.800.000 đồng/tháng. Cụ thể chỉ đạo như sau: Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan và đơn vị đang thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặt thu ở cấp trung ương, quy định đối với một số cơ quan và đơn vị hành chính nhà nước thực hiện cho tới khi cải thiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương phù hợp với chỉ đạo của Ban chấp hành trung ương, mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hàng tháng sẽ được tính dựa trên mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023 theo cơ chế đặc thù, cần phải đảm bảo rằng không được vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân của năm 2022 (trong đó không bao gồm phần tiền lương ba phần thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, theo bậc khi tiến hành hoạt động nâng bậc, nâng ngạch).
Và đồng thời, cũng căn cứ theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở hiện nay được xác định là 1.800.000 đồng.
Như vậy có thể thấy, mức lương đối với phó chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc Hội mới nhất hiện nay được xác định là: 13.752.000 đồng.
2. Mức phụ cấp chức vụ của Phó chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh:
Bên cạnh mức lương, pháp luật cũng có quy định về mức phụ cấp chức vụ đối với chức danh phó chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội. Căn cứ theo quy định tại Mục I bảng chuyển xếp số 03 – Chuyển xếp từ lương cũ sang lương mới đối với các chủ thể giữ chức danh thông qua hoạt động bầu cử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc diện xếp lương theo ngạch, bật công chức hành chính và thụ hưởng phụ cấp chức danh lãnh đạo ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể như sau:
1. ở Trung ương Số thứ tự |
Chức danh | Hệ số lương cũ theo bảng lương chưc vụ | Hệ số lương mới và hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo | ||||
Ngạch (mã số) | Bậc trong ngạch | Hệ số lương mới + Hệ số phụ cấp chức vụ | |||||
Hệ số | Hệ số phụ cấp | Tổng hệ số lương và phụ cấp chức vụ | |||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8 = 6 + 7) |
1 | Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội | 7,8 | Chuyên viên cao cấp (01.001) | Bậc 6 | 8,00 | 1,30 | 9,30 |
2 | Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội | 7,5 | Chuyên viên cao cấp (01.001) | Bậc 5 | 7,64 | 1,30 | 8,94 |
Như vậy, mức phụ cấp chức vụ của Phó chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của từ ngày 01 tháng 07 năm 2023 sẽ được tính như sau:
1.800.000 x 1.30 = 2.340.000 đồng.
3. Phó chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh cần đáp ứng tiêu chuẩn chức danh như thế nào?
Phó chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh cần phải đáp ứng được quy định tại Mục I Quy định 214-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Theo đó điều khoản này có quy định về khung tiêu chuẩn đối với chức danh cán bộ thuộc diện ban chấp hành trung ương, bộ chính trị và ban bí thư quản lý. Cụ thể, đối với chức danh thuộc khối cơ quan Quốc Hội, phó chủ tịch Hội đồng dân tộc, phó chủ nhiệm các ủy ban Quốc hội, Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội, viện trưởng viện nghiên cứu lập pháp thuộc cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định như sau: Cần phải nắm vững hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, am hiểu đầy đủ pháp luật của nước Việt Nam, am hiểu tường tận về thông lệ quốc tế, đặc biệt là các lĩnh vực mà mình phụ trách. Cần phải có chức năng nghiên cứu, có năng lực, đề suất cụ thể hóa và thể chế đường lối chủ trương của đảng chở thằng chính sách và pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực được phân công và giám sát thực hiện trên thực tế, cần phải đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi. Có năng lực phối hợp với các cơ quan hành pháp và các cơ quan tư pháp trong quá trình thực hiện chức năng và quyền hạn của mình. Đã qua kinh nghiệm và hoàn thành tốt, hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ ở chức vụ ủy viên thường trực, ủy viên chuyên trách của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc Hội, vụ trưởng hoặc tương đương với vụ trưởng trở lên, chức vụ phó bí thư, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Phó chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc Hội đã qua và hoàn thành tốt các nhiệm vụ ở chức vụ phó tư lệnh quân khu hoặc cấp tương đương trở lên, cục trưởng hoặc cấp tương đương cục trưởng, có quân hàm thiếu tướng trở lên.
Theo đó thì có thể nói, phó chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh được coi là đại biểu của Quốc hội. Chức danh này cần phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:
– Nắm vững hệ thống pháp luật Việt Nam, am hiểu pháp luật Việt Nam, am hiểu thông lệ quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh;
– Có năng lực nghiên cứu, đề suất thể chế hóa đường lối chủ trương của đảng trở thành chính sách pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, giám sát thực hiện có hiệu quả lĩnh vực quốc phòng an ninh;
– Có năng lực phối hợp với các cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình;
– Đã qua kinh nghiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ phó tư lệnh quân khu và cấp tương đương trở lên, cục trưởng hoặc cấp tương đương cục trưởng;
– Có quân hàm thiếu tướng trở lên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 24/VBHN-VPQH 2020 Luật tổ chức Quốc hội;
– Nghị quyết 69/2022/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023;
– Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức;
– Quy định 214-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý;
– Nghị định 24/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.