Tổng Bí thư là người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các quyền hạn khác. Đây là chức danh đặc biệt quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Nhà Nước Việt Nam. Vậy mức lương của Tổng Bí thư là bao nhiêu tiền một tháng?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn của chức danh Tổng bí thư:
Tổng Bí thư là người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các quyền hạn khác. Đây là chức danh đặc biệt quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Nhà Nước Việt Nam.
Cũng giống các chức danh, vị trí quan trọng khác trong bộ máy lãnh đạo Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chức vụ Tổng bí thư sẽ có những tiêu chuẩn nhất định.
– Tổng bí thư là chức danh cán bộ thuộc diện ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Do đó, tiêu chuẩn đối với Tổng bí thư sẽ được quy chiếu theo các tiêu chuẩn chung cho chức danh cán bộ thuộc diện ban chấp hành trung ương. Cụ thể như sau:
+ Về chính trị, tư tưởng:
Tổng bí thư là Người đứng đầu Đảng, là người thống lĩnh, tiên phong. Do đó, phải tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia – dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng.
Tổng bí thư phải là chủ thể có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phải luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia – dân tộc, nhân dân lên hàng đầu.
Chủ thể này phải tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.
+ Về đạo đức, lối sống:
Tổng bí thư phải giữ cho mình một phẩm chất đạo đức, lối sống trong sách, lành mạnh; phải là người có phẩm chất đạo đức mẫu mực, luôn sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, gương mẫu về mọi mặt. Tuyệt đối không tham nhũng, lãng phí, vụ lợi.
Tổng bí thư phải là người tiên phong, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc chính là phẩm chất đạo đức, lối sống mà người bí thư tỉnh ủy phải đảm bảo duy trì và thực hiện.
Ngoài ra, Tổng bí thư phải thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.
+ Về trình độ: Cũng như các chủ thể hoạt động trong ban Lãnh đạo trung ương, Bộ chính trị khác, Tổng bí thư phải có trình độ đại học trở lên. Ngoài ra, cá nhân này còn phải có lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp, quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; cũng như trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp.
+ Về năng lực và uy tín: Có quan điểm khách quan, toàn diện, nhạy bén chính trị; có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tốt. Bí thư tỉnh ủy phải là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.
+ Về sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm: Tổng bí thư phải đảm bảo đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ. Độ tuổi phải nằm trong khung bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng. Ngoài ra, bí thư tỉnh ủy còn phải là những cá nhân đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
– Ngoài các tiêu chuẩn chung nêu trên, theo Quy định 214-QĐ/TW, chức danh Tổng bí thư còn có các tiêu chuẩn riêng sau đây:
+ Về cơ bản, chức danh Tổng bí thư phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
+ Tổng bí thư cần phải có những phẩm chất, năng lực nhất định trong hoạt động thực hiện nhiệm vụ trong Ban chấp hành trung ương Đảng. Cụ thể: Tổng bí thư phải là người có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
+ Với tư cách là người lãnh đạo, đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng bí thư phải là chủ thể tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng.
+ Ngoài ra, đối tượng này phải có trình độ cao về lý luận chính trị; có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước. Tức Tổng bí thư phải có nền tảng kiến thức toàn diện, uyên bác về các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Có như vậy, khi đứng tại chức danh này, cá nhân mới thực hiện tốt các công việc của mình.
+ Một tiêu chuẩn khác mà Tổng bí thư cần phải có là bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất và quyết đoán;
+ Bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc là một trong những tiêu chuẩn, phẩm chất mà một người Tổng bí thư cần phải có.
+ Tổng bí thư là người đứng đầu Ban chấp hành trung ương Đảng, lãnh đạo, thực hiện các hoạt động của Đảng. Do đó, Tổng bí thư phải là người có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt.
+ Một tiêu chuẩn khác mà chức danh Tổng bí thư cần phải đảm bảo là đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên.
2. Các tiêu chí đánh giá Tổng bí thư:
Theo quy định tại Quy định 214-QĐ/TW, việc đánh giá Tổng bí thư được dựa trên những tiêu chí cụ thể sau đây:
– Thứ nhất, tiêu chí về chính trị, tư tưởng:
+ Về chính trị, tư tưởng, với tư cách là người đứng đầu Đảng, Tổng bí thư phải nghiêm túc chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phải có quan điểm, tư tưởng chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước khó khăn, thách thức; phải đặt lợi ích của quốc gia – dân tộc, tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
+ Tổng bí thư phải tích cực nghiên cứu chính trị, tham gia đầy đủ việc học tập, thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, cập nhật kiến thức mới mà Đảng, Nhà nước đề ra.
– Thứ hai, về đạo đức, lối sống:
Cũng giống các chức danh lãnh đạo khác, Tổng bí thư phải có cho mình những phẩm chất đạo đức, lối sống cụ thể như sau: Không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị; Có tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp.
– Thứ ba, về tác phong, lề lối làm việc:
Trong quá trình làm việc, tổng bí thư phải nhiệt tình, tâm huyết, có trách nhiệm, năng động, sáng tạo, quyết liệt, linh hoạt trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Có nhiệt tình, tâm huyết, thì Tổng bí thư mới có thể hoàn thành tốt các công việc trong khuôn khổ quyền hạn, trách nhiệm của bản thân. Giữ vững tác phong, nề lối làm việc, chất lượng công việc mới đạt kết quả cao, từ đó thúc đẩy sự phát triển triển của Đảng và Nhà nước.
– Về ý thức tổ chức kỷ luật:
Dù là người đứng đầu Ban chấp hành trung ương Đảng, song Tổng bí thư phải có cho mình tinh thần kỷ luật cao. Tuyệt đối chấp hành nội quy, quy định, tác phong của người chiến sĩ Cách mạng. Có như vậy mới làm gương được cho các chức danh dưới, cho nhân dân.
3. Mức lương của Tổng Bí thư là bao nhiêu tiền một tháng?
Theo quy định tại Nghị quyết 68/2022/QH15, mức lương cơ sở được áp dụng từ ngày 01/7/2023 cho cán bộ, công chức, viên chức là 1.800.000 đồng/ tháng.
Trước ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở được áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại
Tổng bí thư là cán bộ Nhà nước. Do đó, mức lương cơ sở mà chức danh này được hưởng được áp dụng theo số liệu nêu trên. Đồng thời, theo Quyết định số 128-QĐ/TW, hệ số lương của chức danh Tổng bí thư là 13. Do đó, ta có thể tính mức lương mà Tổng bí thư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hưởng như sau:
– Lương của Tổng bí thư trước ngày 01/7/2023 là:1.490.000 x 13 = 19.370.000 đồng/ tháng.
– Lương của Tổng bí thư sau ngày 1/7/2-2023 là: 1.800.000 x 13 = 23.400.000 đồng/ tháng.
Trên đây là nội dung phân tích về mức lương hàng tháng mà Tổng bí thư được hưởng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Quy định 214-QĐ/TW về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện ban chấp hành trung ương, bộ chính trị, ban bí thư quản lý.