Mức lương bình quân đóng bảo hiểm làm căn cứ tính lương hưu. Cách xác định mức lương bình quân đóng bảo hiểm làm căn cứ tính lương hưu.
Mức lương bình quân đóng bảo hiểm làm căn cứ tính lương hưu. Cách xác định mức lương bình quân đóng bảo hiểm làm căn cứ tính lương hưu.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là công chức cấp xã có thời gian là sĩ quan quân đội về phục viên đã được cộng dồn vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Bây giờ về hưu có được tính hưởng năm năm cuối của quân đội hay không nếu không thì vì sao?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Khoản 6 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân, và công an nhân dân.
Theo khoản 9 Điều 23 Nghị định 33/2016/NĐ-CP có quy định như sau: Trường hợp quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 15 tháng 12 năm 1993 đến ngày 31 tháng 12 năm 1994 mà chưa giải quyết chế độ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian tham gia Quân đội, công an nhân dân được tính hưởng bảo hiểm xã hội.
Do vậy, theo bạn trình bày thì bạn hiện đang là công chức cấp xã và có thời gian tham gia quân đội được tính để đóng bảo hiểm xã hội nên trong trường hợp này, bạn thuộc đối tượng phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
>>> Luật sư tư vấn pháp
Vì bạn thuộc đối tượng công chức tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nên bạn thuộc đối tượng thực hiện chế độ đóng bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
Khoản 1 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì căn cứ tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu của bạn sẽ phụ thuộc vào thời điểm bạn tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Mỗi mốc thời gian sẽ có mức hưởng tương ứng và được tính bằng các năm cuối tham gia bảo hiểm trước khi bạn nghỉ hưu.
Do đó, vì bạn công tác ở vị trí công chức cấp xã đã được cộng thời gian đóng bảo hiểm khi công tác trong quân đội nên khi về hưu, nếu trong quá trình công tác bạn đóng bảo hiểm đầy đủ và liên tục trên toàn bộ mức lương do Nhà nước quy định thì bạn sẽ được tính hưởng bảo hiểm ở các năm cuối làm công chức cấp xã. Thời gian tham gia phục vụ trong quân đội chỉ được tính để hưởng bảo hiểm khi chưa được nhận các khoản trợ cấp lúc về phục viên.