Trên thực tế hiện nay, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cộng đồng khỏi rủi ro tài chính, đặc biệt là những đối tượng có thu nhập thấp và hạn chế trong việc tiếp cận truyền thông. Dưới đây là quy định của pháp luật về mức ký quỹ duy trì của các tổ chức tương hỗ bảo hiểm vi mô.
Mục lục bài viết
1. Mức ký quỹ duy trì của tổ chức tương hỗ bảo hiểm vi mô:
Trước hết, pháp luật hiện nay đã đưa ra khái niệm cụ thể về các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Căn cứ theo quy định tại khoản 23 Điều 4 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có đưa ra định nghĩa về các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Theo đó, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là khái niệm để chỉ các tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, do các thành viên hoặc các tổ chức đại diện thành viên thành lập tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành hoạt động triển khai bảo hiểm vi mô không vì mục đích lợi nhuận, nhằm mục đích tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong quá trình tham gia bảo hiểm dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ tài chính của các thành viên phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi tài sản hình thành từ hoạt động bảo hiểm vi mô trên thực tế.
Pháp luật cũng quy định cụ thể về vấn đề ký quỹ duy trì của các tổ chức tương hỗ bảo hiểm vi mô. Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Nghị định 21/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm vi mô, có quy định về hoạt động ký quỹ của các tổ chức tương hỗ bảo hiểm vi mô. Cụ thể như sau:
– Tổ chức tương hỗ cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô cần phải sử dụng một phần vốn trong quá trình thành lập để tiến hành hoạt động ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoại trừ những ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;
– Mức ký quỹ của các tổ chức tương hỗ cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô sẽ được xác định bằng 10% vốn thành lập tối thiểu căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 21/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm vi mô, số tiền này sẽ được dùng để duy trì trong suốt thời gian hoạt động của các tổ chức tương hỗ cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô.
Theo như phân tích nêu trên thì có thể thấy, tổ chức tương hỗ cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô sẽ cần phải sử dụng 01 phần vốn trong quá trình thành lập của tổ chức đó để tiến hành hoạt động ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoại trừ những ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Mức tiền ký quỹ hiện nay được xác định là 10% vốn thành lập tối thiểu được quy định cụ thể tại Điều 7 của Nghị định 21/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm vi mô. Theo đó, Điều 7 của Nghị định 21/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm vi mô, có quy định cụ thể về điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Cụ thể như sau:
– Có vốn thành lập được xác định bằng đơn vị đồng Việt Nam không thấp hơn 10.000.000.000 đồng. Nguồn vốn thành lập các tổ chức tương hỗ cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô sẽ bao gồm các nguồn như sau:
+ Vốn góp của các thành viên được xác định là thành viên sáng lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Thành viên sáng lập không được sử dụng nguồn vốn vay hoặc nguồn vốn ủy thác của các tổ chức và cá nhân để tham gia góp vốn trong quá trình thành lập tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô;
+ Hỗ trợ của các tổ chức đại diện thành viên trong quá trình thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
+ Tài trợ từ các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế, nguồn tài trợ từ các chương trình và các dự án khác nhau;
+ Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
– Nhân sự dự kiến được xác định làm chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc hoặc giám đốc, người đại diện theo pháp luật, chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tiêu chuẩn căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 21/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm vi mô;
– Dự thảo điều lệ phù hợp với mục tiêu và chiến lược hoạt động của các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và phù hợp với quy định tại Điều 8 của Nghị định 21/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm vi mô.
Như vậy có thể nói, pháp luật có quy định về mức ký quỹ duy trì của tổ chức tương hỗ bảo hiểm vi mô. Số tiền ký quỹ này sẽ được sử dụng để duy trì hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, mức tiền ký quỹ được xác định bằng 10% vốn thành lập tối thiểu của các tổ chức tương hỗ bảo hiểm vi mô.
2. Nghĩa vụ bổ sung số tiền ký quỹ sau khi đã sử dụng của các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Nghị định 21/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm vi mô, có quy định, trong quá trình hoạt động, các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô sẽ chỉ được phép sử dụng số tiền ký quỹ tại các ngân hàng thương mại để đáp ứng cho các cam kết đối với các thành viên tham gia bảo hiểm khi dự phòng nghiệp vụ không đủ để chi trả cho các quyền lợi bảo hiểm. Trong khoảng thời gian 90 ngày được tính kể từ ngày sử dụng số tiền ký quỹ, các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô sẽ phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng đó.
Theo như điều luật phân tích nêu trên thì có thể thấy, trong quá trình hoạt động, các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô sẽ được phép sử dụng số tiền ký quỹ của mình để đáp ứng cho các cam kết đối với thành viên. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thì cần phải tuân thủ theo những điều kiện nhất định. Các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô sếp chỉ được phép sử dụng số tiền ký quỹ để đáp ứng cho các cam kết đối với các thành viên của tổ chức khi dự phòng nghiệp vụ của tổ chức đó không đủ để chi trả quyền lợi bảo hiểm.
Trong khoảng thời gian 90 ngày được tính kể từ ngày sử dụng số tiền ký quỹ, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm đi mua sẽ phải có nghĩa vụ bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng đó.
3. Trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được rút toàn bộ tiền ký quỹ:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 37 của Nghị định 21/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm vi mô, có quy định về việc, khi thực hiện hoạt động phân chia tài sản theo trình tự thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 21/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm vi mô, các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô sẽ được quyền rút toàn bộ số tiền ký quỹ theo quyết định của hội đồng giải thể.
Theo đó thì có thể nói, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định của pháp luật sẽ được rút toàn bộ số tiền ký quỹ theo quyết định của hội đồng giải thể khi các tổ chức đó thực hiện hoạt động phân chia tài sản theo trình tự thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động. Được quy định cụ thể tại các điều khoản như sau:
– Điều 15 của Nghị định 21/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm vi mô, trong trường hợp gian lận trong cấp phép, hoạt động không đúng nội dung tại Giấy phép thành lập và hoạt động;
– Điều 16 của Nghị định 21/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm vi mô, trong trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không khắc phục được vi phạm;
– Điều 17 của Nghị định 21/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm vi mô, trong trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự nguyện giải thể.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;
– Nghị định 21/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm vi mô.