Giám đốc là một trong những chức danh được trao cho người có đủ điều kiện để quản lý, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp, cá nhân này nếu tham gia ký kết hợp đồng lao động thì những quy định về chế độ bảo hiểm cũng cần được đảm bảo. Vậy mức đóng bảo hiểm xã hội cho giám đốc là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Giám đốc có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm bắt buộc không?
Giám đốc điều hành (CEO – Chief Executive Officer) là người nắm quyền quản lý, vận hành một tổ chức hay một đơn vị doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh một lĩnh vực nhất định, cá nhân này có nhiệm vụ dẫn dắt hoặc giám sát một khu vực, bộ phận chức năng cụ thể tại doanh nghiệp. Hiện nay, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp cũng như nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp mà có 1 hoặc nhiều giám đốc hỗ trợ hoạt động này. Cá nhân nếu trở thành Giám đốc vẫn được đảm bảo quyền lợi theo quy định của bảo hiểm xã hội nếu thuộc trường hợp phải đóng bảo hiểm bắt buộc. Theo khoản 1 Điều 2 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội , tại doanh nghiệp có 02 đối tượng thuộc diện phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
– Cá nhân tham gia làm việc theo
– Người quản lý doanh nghiệp cũng thuộc trường hợp này nếu hưởng tiền lương khi giữ chức danh này.
Dẫn chiếu đến khoản 24 Điều 4
Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty;
Như vậy, giám đốc công ty thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu người đó là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương do thực hiện công việc quản lý, điều hành doanh nghiệp. Một khi đã thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì giám đốc cũng có thể đóng bảo hiểm y tế (theo khoản 1 Điều 1
Mở rộng vấn đề:
Hiện nay, theo quy định tại Điều 43, Luật Việc làm 2013 đã quy định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp phải là cá nhân khi làm việc theo
+ Cá nhân có thể tham gia ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
+ Người lao động khi tham gia hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng cũng nằm trong trường hợp phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Với quy định của pháp luật trên thì không phải tất cả các Giám đốc đều phải đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chỉ có các giám đốc có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mới phải đóng bảo hiểm thất nghiệp. Đặc biệt, người làm giám đốc chỉ phải đóng bảo hiểm thất nghiệp nếu ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên với công ty.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội cho giám đốc là bao nhiêu?
Giám đốc công ty nếu thuộc diện phải đóng các loại bảo hiểm bắt buộc thì hàng tháng cá nhân này cũng phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp với tổng tỷ lệ bằng 10,5% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Cụ thể mức bảo hiểm thực hiện được ghi nhận trong Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 với tỷ lệ đóng như sau:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Mức đóng của người lao động mặc định là 8%;
– Bảo hiểm thất nghiệp: Sẽ được thực hiện là 1%;
– Bảo hiểm y tế: người lao động sẽ phải đóng 1,5%;
Căn cứ khoản 2 Điều 89
– Đầu tiên phải kể đến mức lương được chi trả theo công việc hoặc chức danh;
– Ngoài ra, những khoản phụ cấp lương nhằm bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động cũng được sử dụng làm căn cứ đóng bảo hiểm;
– Các khoản bổ sung xác định được mức cụ thể, được trả thường xuyên trong kỳ trả lương;
– Người lao động cũng cần biết rằng, khoản tiền về hưởng hiệu quả công việc; tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại; hỗ trợ khi thân nhân bị chết, kết hôn, sinh nhậ,.. sẽ không được lấy ra làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cũng không được vượt quá 20 lần lương cơ sở.
Thời gian diễn ra việc đóng bảo hiểm là hằng tháng, đến kì trả lương, bộ phận kế toán thực hiện trách nhiệm này cho công ty, sẽ trừ trực tiếp số tiền đóng bảo hiểm các loại vào tiền lương của giám đốc công ty để đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Cá nhân là Giám đốc có thể vừa tham gia bảo hiểm bắt buộc vừa tham gia bảo hiểm không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội quy định người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc).
Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng áp dụng:
– Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Khoản 1 Điều 2
+ Cá nhân đang là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;
+ Trong đó phải kể đến các trường hợp cá nhân đang hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
+ Đồng thời cũng phải kể đến người lao động giúp việc gia đình;
+ Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
+ Cá nhân đang là xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
+ Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Người tham gia khác.
Do đó, theo quy định nêu trên thì Giám đốc Công ty sẽ không được tham gia cùng lúc BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội;
– Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
– Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
THAM KHẢO THÊM: