Thi hành án hình sự là gì? Thi hành án hình sự Tiếng anh là gì? Mục đích và quy định về hợp tác quốc tế trong thi hành án hình sự? Nguyên tắc chuyển giao người chấp hành hình phạt tù là? Điều kiện chuyển giao người chấp hành hình phạt tù?
Tội phạm hiện nay rất nhiều và hành vi phạm tội hoạt động trên quy mô lớn và rất rộng rãi trên thế giới. Chính vì vậy việc hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự, thi hành án hình sự là một trong những nội dung rất quan trọng, do đó, ngoài Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về Hợp tác quốc tế thì luật thi hành án hình sự năm 2019 cũng quy định về hợp tác quốc tế về thi hành án tại Điều 9 Luật này.
Cơ sở pháp lý:
– Luật thi hành án 2019;
– Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC.
1. Thi hành án hình sự là gì?
Thi hành án hình sự là hoạt động thi hành các bản án, quyết định hình sự của Tòa án về hình phạt tử hình, hình phạt tù, hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú, các hình phạt tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, trục xuất, phạt tiền, tịch thu tài sản.
2. Thi hành án hình sự Tiếng anh là gì?
Thi hành án hình sự Tiếng anh là “judgment execution Criminal“.
3. Mục đích và quy định về hợp tác quốc tế trong thi hành án hình sự:
Theo Luật Thi hành án năm 2019 quy định về hợp tác quốc tế trong luật thi hành án hình sự như sau:
Hợp tác quốc tế trong thi hành án hình sự giữa cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước ngoài được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trường hợp giữa Việt Nam và nước có liên quan chưa có điều ước quốc tế thì việc hợp tác quốc tế trong thi hành án hình sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với Hiến pháp của Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế. Có thể thấy việc hợp tác quốc tế trong thi hành án về bản chất là việc chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.
Theo như Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC thì khái niệm “Chuyển giao” quy định là “Chuyển giao” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chuyển người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân tại các cơ sở giam giữ của Việt Nam cho nước tiếp nhận để tiếp tục chấp hành án tại nước đó”. Ngoài quy định này ra thì việc chuyển giao người chấp hành hình phạt tù được hiểu là việc một quốc gia thực hiện chuyển giao người nước ngoài phạm tội đã bị Tòa án của quốc gia đó kết án phạt tù và bản án đã có hiệu lực pháp luật về quốc gia mà người đó là công dân nước khác đồng ý tiếp nhận, trên cơ sở tự nguyện của người đó đẻ thi hành bản án theo điều ước quốc tế hoặc theo nguyên tắc hợp tác quốc tế ” có đi, có lại”
Việc chuyển giao người bị kết án được xác lập theo nguyên tắc có đi, có lại giữa Việt Nam và nước ngoài chủ yếu dựa trên từng vụ việc cụ thể, chủ yếu đối với những đối tượng phạm tội cướp tài sản, phạm tội về ma túy… bị bệnh nặng hoặc vì những lý do khách quan khác mà giữa Việt Nam với nước mà người bị kết án là công dân có quan hệ huyết thống và đáp ứng những điều kiện cơ bản của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Có thể thấy bản chất của việc chuyển giao này là mang tính nhân đạo, xuất phát từ lợi ích của người chấp hành hình phạt tù, giúp họ khắc phụ những khó khăn trong việc chấp hành hình phạt tù và sau khi hết hạn tù có thể tái hòa nhập với cộng đồng.
Việc chuyển giao người chấp hành hình phạt tù dựa trên cơ sở pháp lý thì được thực hiện trên điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương thì khi có yêu cầu của người chấp hành hình phạt tù hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển giao và nước tiếp nhận. Trong một số trường hợp giữa hai quốc gia chưa có điều ước quốc tế về chuyển giao thì việc chuyển giao người chấp hành hình phạt tù được áp dụng trên nguyên tắc có đi có lại do sự thỏa thuận của cơ quan thẩm quyền của Việt nam và nước xử phạt người chấp hành hình phạt tù phù hợp với pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.
4. Nguyên tắc chuyển giao người chấp hành hình phạt tù là:
Tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Nguyên tắc tiếp nhận, chuyển giao được quy định riêng tại Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC.
– Phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam.
– Vì mục đích nhân đạo nhằm tạo thuận lợi cho người đang chấp hành án phạt tù cơ hội được tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù còn lại tại nước mà họ mang quốc tịch hoặc nước khác đồng ý tiếp nhận.
-Áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” trong hợp tác quốc tế nhưng không được trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
5. Điều kiện chuyển giao người chấp hành hình phạt tù:
Về căn cứ việc chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 49 và được quy định cụ thể tại Điều 50
Điều kiện tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù: Người đang chấp hành án phạt tù ở nước chuyển giao chỉ có thể được tiếp nhận về Việt Nam để tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù còn lại khi có đủ các điều kiện như: Là công dân Việt Nam; có nơi thường trú cuối cùng ở Việt Nam; hành vi phạm tội mà người đó bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Ngoài ra vào thời điểm tiếp nhận yêu cầu chuyển giao, thời hạn chưa chấp hành án phạt tù phải còn ít nhất là 01 (một) năm; trong một số trường hợp đặc biệt, thời hạn này phải còn ít nhất là 06 (sáu) tháng;
Bản án đối với người được đề nghị chuyển giao về Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó tại nước chuyển giao; Nước chuyển giao và người bị kết án đều đồng ý với việc chuyển giao. Trong trường hợp người bị kết án phạt tù là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì phải có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp của người đó; Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam có quyết định đồng ý tiếp nhận đã có hiệu lực pháp luật.
Khi chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù phải căn cứ tại Điều 49
Điều kiện tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù là khi người đang chấp hành hình phạt tù ở nước ngoài có thể được tiếp nhận về Việt Nam để thi hành hình phạt tù khi có đủ các điều kiện sau đây: Là công dân Việt Nam; có nơi thường trú cuối cùng ở Việt Nam; hành vi phạm tội mà người đó bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Vào thời điểm nhận được yêu cầu chuyển giao, thời hạn chưa chấp hành hình phạt tù phải còn ít nhất là một năm; trong trường hợp đặc biệt, thời hạn này còn ít nhất là sáu tháng; bản án đối với người được chuyển giao đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó tại nước chuyển giao; có sự đồng ý của nước chuyển giao; có sự đồng ý của người được chuyển giao.
Ngoài ra người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam có thể được chuyển giao cho nước ngoài để thi hành hình phạt tù khi cũng phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Tương trợ tư pháp 2007 sau đây: là công dân của nước tiếp nhận hoặc là người được phép cư trú không thời hạn hoặc có người thân thích tại nước tiếp nhận chuyển giao; có đủ các điều kiện quy định tại các điểm c, d, đ, e, g khoản 1 Điều này và đã thực hiện xong phần trách nhiệm dân sự, hình phạt bổ sung là phạt tiền, tịch thu tài sản và các trách nhiệm pháp lý khác trong bản án; có sự đồng ý của nước tiếp nhận chuyển gia
Tuy nhiên trong một số trường hợp như khi có căn cứ cho rằng người được chuyển giao có thể bị tra tấn, trả thù hoặc truy bức tại nước tiếp nhận chuyển giao và việc chuyển giao có thể phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia của Việt Nam thì vẫn có thể bị từ chói chuyển giao.