Trong quá trình cử người lao động đi công tác, chi phí đi lại, chi phí ăn ở ... là những chi phí quan trọng. Chi phí vé máy bay luôn là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, mua vé máy bay cho giám đốc có được tính chi phí hay không?
Mục lục bài viết
1. Mua vé máy bay cho Giám đốc được tính chi phí không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định cụ thể về chi phí phụ cấp tàu xe đi lại. Cụ thể như sau:
– Chi phí phụ cấp tàu xe đi lại cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, chi phí phụ cấp cho người lao động trong quá trình đi công tác, chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở cho những người lao động trong thời gian đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn và chứng từ thì sẽ được tính vào chi phí được trừ trong quá trình xác định thu nhập chịu thuế. Trong trường hợp doanh nghiệp và công ty có khoản tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho những đối tượng được xác định là người lao động đi công tác và thực hiện đúng, đầy đủ theo quy chế tài chính hoặc thực hiện đầy đủ theo quy chế nội bộ của công ty thì sẽ được tính vào chi phí được trừ đối với các khoản chi phí đi lại, tiền ăn ở và tiền phụ cấp;
– Trong trường hợp cấp doanh nghiệp, công ty cử người lao động đi công tác, trong đó bao gồm cả công tác trong nước và công tác tại nước ngoài, nếu có phát sinh các khoản chi phí từ 20.000.000 đồng trở lên, chi phí để mua vé máy bay mà các khoản chi phí đó được thanh toán toàn bộ bằng thẻ ngân hàng của cá nhân, và đáp ứng đầy đủ điều kiện là hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt, khi đó sẽ được tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Có đầy đủ hóa đơn, giấy tờ, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, cung cấp dịch vụ trích xuất;
+ Doanh nghiệp và công ty có quyết định hoặc có văn bản cử người đi lao động, đi công tác;
+ Quy chế tài chính và quy chế nội bộ của công ty, của doanh nghiệp có quy định về việc, cho phép người lao động được phép thanh toán các khoản công tác phí, trong đó có tiền mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do các cá nhân là chủ thể, đồng thời các khoản chi này sau đó sẽ được doanh nghiệp và công ty thanh toán lại cho người lao động.
– Trong trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay thông qua các website thương mại điện tử cho người lao động khi người lao động đó được cử đi công tác, nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên vé máy bay, các loại giấy tờ và chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt của các doanh nghiệp và công ty có cá nhân tham gia vào quá trình vận chuyển. Trong trường hợp doanh nghiệp và công ty không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động, thì giấy tờ và chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và làm việc, chứng từ và giấy tờ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia vào quá trình vận chuyển.
Theo đó thì có thể nói, vé máy bay của giám đốc hoàn toàn có thể được tính là chi phí được trừ. Tiền vé máy bay của giám đốc sẽ được coi là chi phí được trừ khi thỏa mãn các điều kiện sau:
– Có đầy đủ hóa đơn, giấy tờ, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật;
– Doanh nghiệp và công ty đã khoán các khoản chi phí phụ cấp công tác vào quy chế nội bộ của doanh nghiệp đó;
– Mức chi trên 20.000.000 đồng phát sinh trong quá trình công tác của giám đốc, trong đó bao gồm cả chi phí vé máy bay;
– Doanh nghiệp mua vé máy bay thông qua hình thức website thương mại điện tử để phục vụ cho giám đốc đi công tác.
2. Hạch toán chi phí vé máy bay hợp lệ như thế nào?
Khi công ty thực hiện hoạt động cử người lao động đi công tác, mời chuyên gia tư nước ngoài đến Việt Nam, thì quá trình hạch toán chi phí sẽ cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, thủ tục hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng, tuy nhiên vấn đề này cũng không hề dễ dàng, để đảm bảo tính chính xác trong quá trình quản lý thông tin kế toán. Trong đó, hạch toán chi phí vé máy bay hợp lệ cũng cần phải thực hiện một cách 1.000.000.000 Mỹ và cẩn thận nhất. Các chủ thể có thẩm quyền cần phải hạch toán chi phí vé máy bay một cách cẩn thận, rà soát tất cả các loại chứng từ và giấy tờ thanh toán vé máy bay nhằm mục đích làm rõ tất cả các khoản chi phí có liên quan. Căn cứ vào chứng từ và mục đích công tác của người lao động, bộ phận kế toán trong doanh nghiệp sẽ tiến hành hoạt động hạch toán hóa đơn vé máy bay vào các tài khoản có liên quan. Cụ thể như sau:
– Nợ Tk 641, đây là tài khoản chi phí bán hàng;
– Nợ Tk 642, đây được xem là chi phí để tiến hành quản lý doanh nghiệp;
– Nợ Tk 133, đây được xác định là khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
– Có Tk 111,112, đây là khoản chi phí mua vé máy bay.
3. Các trường hợp được xác định là chi phí vé máy bay hợp lệ:
Có thể kể đến các trường hợp được xác định là chi phí vé máy bay hợp lệ của doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, chi phí vé máy bay khi các doanh nghiệp và công ty trực tiếp mua vé tại đại lý. Nhìn chung, chi phí vé máy bay công tác doanh nghiệp trực tiếp mua tại các đại lý sẽ được tính vào khoản chi phí hợp lệ, khi có các loại giấy tờ sau: hóa đơn, vé máy bay, chứng từ thanh toán có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên và phải thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản.
Thứ hai, chi phí mua vé máy bay thông qua các website điện tử. Cụ thể bao gồm: vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay, chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt.
Thứ ba, chi phí mua vé máy bay tại các hãng hàng không nước ngoài. Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện nay, các doanh nghiệp và các công ty mua vé máy bay khứ hồi của các hãng hàng không nước ngoài thông qua các website thương mại điện tử thì trong quá trình thanh toán, doanh nghiệp và công ty có nghĩa vụ thực hiện hoạt động khấu trừ, khai thuế và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà thầu theo tỷ lệ 2% dựa trên doanh thu. Thuế giá trị gia tăng không cần phải khấu trừ đối với các hoạt động vận tải quốc tế.
Thứ tư, chi phí mua vé máy bay cho các chuyên gia nước ngoài. Theo quy định của pháp luật hiện nay, khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi dành cho các chuyên gia nước ngoài về phép 01 lần trong một năm sẽ không được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp, các khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi dành cho các chuyên gia nước ngoài về phép nhiều hơn 01 lần trong khoảng thời gian một năm, và chi phí phục vụ cho các chuyên gia nước ngoài thì sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của các chuyên gia nước ngoài đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại
– Công văn 2512/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc giới thiệu nội dung mới của Thông tư 96/2015/TT-BTC về thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Quyết định 2465/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại
THAM KHẢO THÊM: