Quy định chung của pháp luật về vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao. Đối tượng được trang bị cung tên thể thao. Mua, sử dụng cung tên thể thao để luyện tập có bị cấm không? Mức xử phạt với hành vi sử dụng trái phép cung tên thể thao. Thủ tục trang bị cung tên thể thao. Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao.
Hiện nay, thực tế xảy ra rất nhiều trường hợp vào các dịp lễ hội hay thậm chí những dịp bình thường, ta có thể bắt gặp nhiều người dân sử dụng các cung tên thể thao hay người dân mua về với mục đích tập luyện ở nhà. Vậy việc mua và sử dụng cung tên thể thao đó có vi phạm pháp luật hay không? Dưới đây là bài viết phân tích thế nào là cung tên thể thao và các quy định của pháp luật về việc sử dụng cung tên thể thao, mời bạn đọc tham khảo:
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định chung của pháp luật về vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao:
- 2 2. Đối tượng được trang bị cung tên thể thao:
- 3 3. Mua, sử dụng cung tên thể thao để luyện tập có bị cấm không?
- 4 4. Mức xử phạt với hành vi sử dụng trái phép cung tên thể thao:
- 5 5. Thủ tục trang bị cung tên thể thao:
- 6 6. Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao:
1. Quy định chung của pháp luật về vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao:
Theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, theo đó:
– Vũ khí thể thao được hiểu là các loại vũ khí được chế tạo, sản xuất một cách thủ công hoặc công nghiệp dùng trong sử dụng để luyện tập thi đấu thể thao, gồm các loại sau:
+ Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này.
+ Các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.
– Vũ khí thô sơ được hiểu là các loại vũ khí có cấu tạo, hoạt động theo nguyên lý đơn giản bởi cách thức chế tạo ra loại vũ khí này thủ công hoặc công nghiệp, gồm các loại như kiếm, giáo, mác, dao, găm, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
Do vậy, theo quy định trên cung tên thể thao được coi là loại vũ khí thể thao.
2. Đối tượng được trang bị cung tên thể thao:
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, những đối tượng sau sẽ được trang bị vũ khí thể thao, trong đó có cung tên thể thao gồm:
– Quân đội nhân dân.
– Dân quân tự vệ.
– Công an nhân dân.
– Câu lạc bộ, các cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động.
– Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
– Cơ quan, tổ chức khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao.
Đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sẽ được trang bị vũ khí thể thao do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định.
Đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sẽ được trang bị vũ khí thể thao do Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định sau khi đã có sự thống nhất với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Cung tên thể thao sẽ được giao cho vận động viên, huấn luyện viên hay học viên hoặc hội viên thuộc các đối tượng như trên.
Như vậy, có thể thấy không phải bất kỳ ai cũng được trang bị vũ khí thể thao nói chung hay cung tên thể thao nói riêng.
Cung tên thể thao phải được sử dụng trong tập luyện, thi đấu thể thao tại các trường bắn hoặc các địa điểm tổ chức, được cảnh giới và đảm bảo có các biện pháp bảo đảm an toàn. Khi sử dụng phải tuân thủ các giáo án tập luyện, các quy định của pháp luật về thi đấu thế thao và điều lệ về giải.
Khi sử dụng cung tên thể thao phải được kiểm tra an toàn trong toàn bộ quá trình trước, trong và sau khi luyện tập, thi đấu thể thao.
3. Mua, sử dụng cung tên thể thao để luyện tập có bị cấm không?
Như trên đã phân tích, cung tên thể thao thuộc nhóm vũ khí thể thao và chỉ được trang bị cho những đối tượng theo đúng quy định tại mục 2 và tuân thủ các cách thức sử dụng; đồng thời phải được cơ quan có thẩm quyền là Bộ Quốc phòng hay Bộ Công an cấp phép.
Nên nếu như người ngoài không thuộc đối tượng được trang bị vũ khí thể thao thì người dân bình thường không được sử dụng hay mua bán cung tên thể thao để tiến hành luyện tập.
4. Mức xử phạt với hành vi sử dụng trái phép cung tên thể thao:
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt khi có các hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm:
– Hành vi sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự: phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
– Hành vi sử dụng trái phép vũ khí thể thao: phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
– Ngoài việc bị phạt tiền như trên, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do được thực hiện hành vi vi phạm.
5. Thủ tục trang bị cung tên thể thao:
* Đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng:
– Thực hiện nộp hồ sơ đề nghị được trang bị cung tên thể thao gồm:
+ Văn bản đề nghị nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại vũ khí thể thao cần trang bị.
+ Văn bản đồng ý về việc trang bị vũ khí thể thao của cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
+ Bản sao quyết định thành lập, bản sao Giấy phép hoạt động hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+
– Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ xong sẽ nộp đến
– Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,
Trường hợp nếu không cấp được phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Đối với các đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
– Giấy phép trang bị vũ khí thể thao có thời hạn 30 ngày.
6. Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao:
6.1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao của đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bao gồm:
– Văn bản đề nghị nêu rõ về số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng vũ khí thể thao.
– Giấy phép trang bị vũ khí thể thao (bản sao).
– Hóa đơn hoặc
– Các tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của vũ khí thể thao.
–
6.2. Quy trình đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định nêu trên và nộp hồ sơ tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra thực tế, cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao, thời hạn giải quyết là trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ.
Nếu như trường hợp không cấp sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn của Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao chỉ cấp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được trang bị và có thời hạn 05 năm.
Nếu như Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao hết hạn được cấp đổi; bị mất, hư hỏng được cấp lại.
Lưu ý: Đối với trường hợp đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thì thủ tục cấp Giấy phép vũ khí thể thao sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.