Mua phải thuốc giả phải làm thế nào? Thuốc giả là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo. Bán thuốc giả bị xử phạt.
Mua phải thuốc giả phải làm thế nào? Thuốc giả là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo. Bán thuốc giả bị xử phạt.
Do liên quan đến sức khỏe con người, thuốc được xem là hàng hóa đặc biệt và cần phải có sự quản lý thích hợp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, điều này vẫn chưa được đặt ra đúng mức tại các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, tạo điều kiện cho thuốc kém chất lượng xuất hiện.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuốc giả là sản phẩm được sản xuất và dán nhãn dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo về nguồn gốc và lai lịch sản phẩm. Điều này có thể xảy ra đối với cả biệt dược lẫn thuốc generic, các sản phẩm giả mạo có thể có dược chất đúng, dược chất sai hoặc không có dược chất, không đủ dược chất hoặc bao gói giả mạo.
Xử lý trường hợp khi mua phải thuốc giả
Tại Khoản 24 Điều 2 Luật Dược 2005 có quy định:
Thuốc giả là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo, thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Không có dược chất;
b) Có dược chất nhưng không đúng hàm lượng đã đăng ký;
c) Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn;
d) Mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác.
Hành vi kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc hết hạn dùng, thuốc thuộc danh mục thuốc cấm nhập khẩu, thuốc thử lâm sàng, thuốc chưa được phép lưu hành, thuốc mẫu dùng để đăng ký hoặc giới thiệu cho thầy thuốc thuộc danh mục Những hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật dược 2005.
Khi mua phải thuốc giả, người mua có thể gửi đơn tới UBND cấp xã hoặc cơ quan quản lý thị trường nơi bán thuốc để được giải quyết.
Người bán hàng giả phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định tại Điều 11 Nghị định 185/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mức phạt tiền đối với cá nhân từ 500.000 đồng đến 50.000.00 triệu đồng tùy từng trường hợp cụ thể hay. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định rên đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc các trường hợp quy định cụ thể tại Nghị định này. Ngoài ra, người vi phạm bị tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm; bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Người vi phạm buộc tiêu hủy tang vật, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được và buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường.
Người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả, căn cứ vào mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm. Khung hình phạt từ 6 tháng đến 15 năm và có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Tóm lại, thuốc giả, thuốc kém chất lượng luôn là mối nguy hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người dân ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển và các nước kém phát triển là nơi tỉ lệ thuốc kém chất lượng lưu hành khá cao. Ngoài ra người mua phải thuốc giả có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).