Khi góp chung tiền mua đất, việc ai đứng tên trên sổ đỏ là một thắc mắc mà khá nhiều người đắn đo trước khi mà “xuống tiền” để mua chung đất. Vậy khi mua chung đất thì sổ đỏ đứng tên ai? Ai sẽ giữ số đỏ?
Mục lục bài viết
1. Mua chung đất thì sổ đỏ đứng tên ai?
Hiện nay, không ít người thường kết hợp làm ăn, kinh doanh chung với bạn bè. Không chỉ là góp vốn làm ăn kinh doanh, một số trường hợp họ còn góp chung tiền để mua đất. Khi góp chung tiền mua đất, việc ai đứng tên trên sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ghi tên của những ai) là một thắc mắc mà khá nhiều người đắn đo trước khi mà “xuống tiền” để mua chung đất. Vấn đề này đã được quy định rõ tại Điều 98 Luật Đất đai 2013, căn cứ Điều này thì khi mua chung đất với nhau cũng tức là những người mua chung đất chính là những người có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ được ghi đầy đủ tên của từng người vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải trường hợp nào khi mua chung đất với nhau thì cũng sẽ ghi tên của tất cả những người mua chung đất vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà họ sẽ thỏa thuận và thống nhất với nhau để một người đứng tên trên sổ đỏ với mục đích để tránh sự “rườm rà” trong các thủ tục pháp lý. Theo pháp luật thì người được đứng tên trên sổ đỏ sẽ là người có quyền sử dụng đất và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất mà không cần phải có sự đồng ý của những người khác, việc phải hỏi ý kiến của những người cùng mua đất để thực hiện các quyền của người sử dụng đất sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau. Nhưng nếu như các bên thực hiện theo trường hợp này thì sẽ rất dễ xảy ra những tranh chấp không đáng có, ví dụ như người được đứng tên sổ đỏ tự ý bán đất mà không hỏi ý kiến hay thông báo với những người cùng mua đất…thậm chí những người cùng mua đất mà không cùng đứng tên trên sổ đỏ có nguy cơ bị mất đất/mất tiền khá cao.
2. Mua chung đất ai sẽ giữ sổ đỏ?
Như đã phân tích ở trên, khi mua chung đất thì tất cả những người mua chung đất sẽ được ghi tên trên sổ đỏ, còn việc ai là người sẽ được giữ sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) thì theo quy định tại Điều 98 Luật Đất đai 2013 sẽ do tất cả những người được ghi tên trên sổ đỏ (những người đồng sử dụng, đồng sở hữu quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) quyết định. Trong trường hợp những người đồng sử dụng, đồng sở hữu quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có thỏa thuận với nhau về việc cấp chung một Giấy chứng nhận thì cơ quan chức năng sẽ cấp chung cho tất cả những người đồng sử dụng, đồng sở hữu quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và giấy chứng nhận đó sẽ trao cho người đại diện và người đại diện chính là người giữ sổ đỏ. Còn trong trường hợp những người đồng sử dụng, đồng sở hữu quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không thỏa thuận gì với nhau về việc yêu cầu cấp chung một Giấy chứng nhận thì cơ quan chức năng sẽ thực hiện theo đúng nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đó chính là cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận, tất cả những người đồng sử dụng, đồng sở hữu quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đều sẽ được giữ sổ đỏ.
3. Cách ghi tên của những người mua chung đất trên sổ đỏ:
3.1. Trường hợp cấp giấy chứng nhận cho từng người mua chung đất:
Trên giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về những người mua chung đất, bao gồm những thông tin sau:
– Người mua chung đất là cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi:
+ Họ tên;
+ Năm sinh;
+ Tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có): giấy tờ nhân thân là:
++ Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”.
++ Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”.
++ Thẻ căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”.
++ Chưa có giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân thì ghi “giấy khai sinh số…”
+ Địa chỉ thường trú.
– Người chung quyền sử dụng đất (người mua chung đất) là hộ gia đình thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc ghi “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi:
+ Họ tên của chủ hộ gia đình.
+ Năm sinh của chủ hộ gia đình.
+ Tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình.
+ Địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
– Người có chung quyền sử dụng đất (người mua chung đất) là tổ chức trong nước thì ghi:
+ Tên tổ chức.
+ Tên giấy tờ của tổ chức.
+ Số và ngày ký của tổ chức.
+ Cơ quan ký giấy tờ pháp nhân của tổ chức.
+ Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức.
+ Tiếp theo là ghi “Cùng sử dụng đất với….”(ghi lần lượt các tên của người còn lại mua chung đất).
Lưu ý, trong trường hợp ghi trên trang 1 không hết thì:
– Dòng cuối của trang 1 ghi cụm “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”;
– Đồng thời ngay ở tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi là: “Những người khác cùng sử dụng gồm có:….” (phải ghi lần lượt tên của những người cùng mua đất còn lại)
3.2. Trường hợp những người mua chung đất thỏa thuận cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện:
Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện như sau:
– Người đại diện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó sẽ ghi:
+ Họ tên của người đại diện
+ Năm sinh của người đại diện
+ Tên và số giấy tờ nhân thân của người đại diện (nếu có): giấy tờ nhân thân là:
++ Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”.
++ Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”.
++ Thẻ căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”.
++ Người đại diện chưa có giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân thì ghi “giấy khai sinh số…”.
+ Địa chỉ thường trú của người đại diện.
– Người đại diện trên giấy chứng nhận là hộ gia đình thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc ghi “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó sẽ ghi:
+ Họ tên của chủ hộ gia đình là người đại diện.
+ Năm sinh của chủ hộ gia đình là người đại diện.
+ Tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình là người đại diện.
+ Địa chỉ thường trú của hộ gia đình là người đại diện.
– Người đại diện trong giấy chứng nhận là tổ chức trong nước thì ghi:
+ Tên tổ chức là người đại diện.
+ Tên giấy tờ của tổ chức là người đại diện.
+ Số và ngày ký của tổ chức là người đại diện.
+ Cơ quan ký giấy tờ pháp nhân của tổ chức là người đại diện.
+ Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức là người đại diện
+ Dòng tiếp theo sẽ ghi là “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất gồm:….” (ghi lần lượt tên của những người cùng mua đất). Nếu ghi trên trang 1 không hết thì:
++ Dòng cuối của trang 1 ghi cụm “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”;
++ Đồng thời ngay ở tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi là: “Những người khác cùng sử dụng gồm có:….”(phải ghi lần lượt tên của những cùng mua đất còn lại).
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013;
–
–