Phong trào Văn hoá Phục hưng kế thừa và phát huy những giá trị nhân bản của các nền văn minh đi trước, trong đó nổi tiếng với các nhà học giả triết học nổi tiếng. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết một trong những học giả tiêu biểu của Triết học duy vật thời kỳ Phục Hưng ở Tây Âu là?
Mục lục bài viết
1. Một trong những học giả tiêu biểu của Triết học duy vật thời kỳ Phục Hưng ở Tây Âu là?
A. Phran-xít Bây-cơn.
C. Mi-ken-lăng-giơ.
D. Đan-tê A-li-ghê-ri.
B. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.
Đáp án đúng là: A
Phran-xít Bây-cơn là người mở đầu cho trường phái triết học duy vật thời kì Phục hưng ở Tây Âu.
2. Một số học giả tiêu biểu của Triết học duy vật thời kỳ Phục Hưng ở Tây Âu:
2.1. Nhà triết gia Franxit-Bâycơn (1561-1626):
Francis Bacon, Tử tước St Alban thứ nhất (22 tháng 1 năm 1561 – 9 tháng 4 năm 1626) là một nhà triết học và chính khách người Anh. Franxit-Bâycơn được xem là cha đẻ của chủ nghĩa duy nghiệm, phương pháp khoa học và là một nhân vật quan trọng của Cách mạng khoa học. Ông ủng hộ tính khả thi của kiến thức khoa học trên cơ sở duy nhất là suy luận quy nạp và sự quan sát các hiện tượng tự nhiên một cách cẩn thận.
Franxit-Bâycơn là nhà triết học duy vật kiệt xuất của nước Anh. Mác đánh giá Bacơn là “ông tổ thực sự của chủ nghĩa duy vật Anh và của khoa học thực nghiệm hiện đại”.
Các tác phẩm chính của Franxit-Bâycơn như:
– Khái lược về đạo đức và chính trị
– Đại phục hồi các khoa học
– Công cụ mới
– Lịch sử sự sống và cái chết
Bacơn thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất. Khoa học không biết một cái gì khác ngoài thế giới vật chất, ngoài giới tự nhiên. Ông cho rằng con người cần phải thống trị, phải làm chủ giới tự nhiên. Điều đó có thực hiện được không hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người. Bacơn cho rằng tri thức là sức mạnh, sức mạnh là tri thức. Do đó cần có một khoa học mới lấy giới tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu nhằm biến tự nhiên thành “giang sơn” của con người.
Bacơn phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện vì nó xa rời cuộc sống, chỉ dựa vào những lập luận tuỳ tiện không có nội dung và chẳng đem lại lợi ích gì cho con người. Theo Bacơn, triết học phải giúp con người trở nên mạnh hơn. Nhiệm vụ của triết học là nhận thức giới tự nhiên và các mối liên hệ phức tạp của nó.
Về nhận thức luận và phương pháp luận.
Một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt ở thời cận đại đó là vấn đề nhận thức luận và phương pháp luận. Bacơn đã dành một vị trí thích đáng để bàn về những nội dung này
Trước hết để nhận thức đúng bản chất của sự vật thì phải chỉ ra khả năng và giới hạn nhạn thức của con người. Một trong những ảnh hưởng đến quá trình nhận thức chân lý, theo Bacơn đó là những sai lầm vốn có trong tư duy, do sai lầm trong lý tính mang lại.
Những sai lầm do lý tính tạo ra, Bacơn gọi là những IDOLA (ảo tưởng, ảo ảnh – theo tiếng Hi Lạp cổ Idola là những hình ảnh bị phản ánh một cách lệch lạc). Bacơn đã gom lại các sai lầm và chia thành bốn ảo ảnh sau:
– Ảo ảnh loài;
– Ảo ảnh hang động
– Ảo ảnh thị trường
– Ảo ảnh sân khấu.
=> Ý nghĩa tích cực của những ảo ảnh là ở chỗ không chỉ chống lại các suy luận vô căn cứ của thần học, kinh viện mà còn đặt cơ sở xã hội cho quá trình nhận thức. Đó là tôn trọng khách quan, phê phán và không giáo điều. Một ý nghĩa không chỉ thuộc về thời Cận đại mà cho tất cả các thời đại. Ý nghĩa đã trở thành nguyên tắc của nhận thức.
Về phương pháp luận, theo Bacơn cần phải rà soát những phương pháp trước đây để từ đó kế thừa và triển khai phương pháp mới. Franxit-Bâycơn cho rằng từ trước đến nay con người chủ yếu sử dụng hai phương pháp là phương pháp con nhện và phương pháp con kiến. Cả hai phương pháp này đều bộc lộ hạn chế, vì vậy ông đề xuất phương pháp con ong. “Con ong chọn phương thức hành động trung gian, nó khai thác vật liệu từ hoa ngoài vườn và ruộng đồng nhưng sử dụng và biến đổi nó phù hợp với khả năng và chỉ định của mình. Công việc đích thực của triết học cũng không khác gì công việc đó”.
Về vai trò của phương pháp, Bacơn cho rằng “người què chạy đúng hướng sẽ nhanh hơn kẻ lành chạy sai đường” hoặc “phương pháp giống như ngọn đèn soi đường cho lữ khách trong đêm đông”.
Franxit-Bâycơn đề xuất phương pháp quy nạp. Theo ông đó là phương pháp tối ưu để nhận thức, khám phá những bí mật của đối tượng nhận thức. Bản chất của phương pháp này là xuất phát từ những sự kiện riêng biệt sau đó tiến dần lên những nguyên lý phổ biến, khẳng định bản chất của sự vật.
Triết học Bacơn là triết học duy vật không triệt để khi ông không dám công khai xung đột với tôn giáo. Điều này thể hiện tính thoả hiệp trong triết học của ông. Mặc dù vậy, triết học duy vật của Bacơn đã có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của khoa học, nó giáng một đòn rất mạnh vào uy tín của nhà thờ và giáo hội.
2.2. Nhà triết gia Rơnê Đêcactơ (1596 – 1650):
Rêne Đềcáctơ (Rene Descartes) là nhà triết học, nhà bách khoa toàn thư vĩ đại người Pháp. Có thể nói, cùng với Bêcơn, “Đềcáctơ đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học” Tây Âu cận đại.
Đềcáctơ sinh năm 1596 trong một gia đình quý tộc miền Nam nước Pháp. Mồ côi mẹ từ nhỏ, ông được bố cho đi học ở một trường phổ thông nổi tiếng ở Liaphlét (Liaflet). Bất mãn với chương trình học thời đó, ông tuyên bố rằng, kết quả duy nhất trong thời gian học phổ thông là “làm ông dốt thêm” Từ đó ông đặc biệt say mê nghiên cứu các vấn đề triết học và khoa học tự nhiên, ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Các quy tắc chỉ đạo lý tính (1630), Thế giới (1633), và nhất là Các nguyên lý của triết học ( 1644 ), Suy diễn về phương pháp ( 1637 – 1638) …
Cũng như Bacơn, Đêcáctơ đã chú ý đến nghiên cứu phương pháp nhận thức khoa học để tạo nên khả năng đi sâu vào nghiên cứu những bí mật của giới tự nhiên. Ông tin tưởng rằng, với phương pháp mới có thể đạt đươc những tri thức có ích cho cuộc sống. Triết học của ông có tính chất nhị nguyên. Ông cho rằng, hai thực thể tinh thần và vật chất tồn tại độc lập với nhau, nhưng cả hai thực thể này đều phục tùng nguyên thể thứ ba – nguyên thể tối cao là thần linh. Nhị nguyên luận của Đêcáctơ biểu hiện tính chất thoả hiệp của hệ tư tưởng tư sản.
Đêcáctơ gạt bỏ những đạo lý kinh viện của tôn giáo, Đêcáctơ đưa lý trí lên vị trí hàng đầu trong lý luận về nhận thức. Gống như Bacơn, ông cho rằng nhiệm vụ của thí nghiệm không phải là phát minh ra các quy luật của tự nhiên mà là khẳng định những tri thức, những quy luật mà lý trí phát hiện ra. Nếu Bacơn cho rằng điều kiện cần thiết đầu tiên để xây dựng một khoa học chân chính về khoa học tự nhiên là tẩy rửa được mọi ảo tưởng, thì Đêcáctơ thừa nhận rằng sự nghi ngờ là điểm xuất phát của phương pháp khoa học. Ông nhấn mạnh rằng, dù anh nghi ngờ mọi cái nhưng không thể nghi ngờ rằng anh nghi ngờ. Đêcáctơ nói: Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại, và ông cho đó là nguyên lý cơ bản bất di bất dịch. Ý nghĩa tiến bộ của nguyên lý trên là ở chỗ nó đề cao vai trò của lý trí, phủ nhận một cách tuyệt đối những gì mà người ta mê tín. nHưng nguyên lý ấy lại thể hiện tính chất duy tâm, vì Đecáctơ đã không nhìn thấy rằng không thể đi tìm tiền đề xuất phát của nhận thức ở ngay trong nhận thức mà phải tìm từ bản thân đời sống thực tiễn xã hội.
Đêcáctơ là người sáng lập ra chủ nghĩa duy lý. Chủ nghĩa duy lý của Đêcáctơ ở một mức độ khá lớn có liên hệ với chủ nghĩa duy tâm, vì ông cho rằng trong lý trí của c người có “những tư tưởng bẩm sinh”, độc lâp với kinh nghiệm. Ông đã thừa nhận một cách sai lầm rằng, những nguyên tắc cơ bản của logic học và toán học là những cái “bẩm sinh”, không phụ thuộc vào kinh nghiệm.
Trong học thuyết về tự nhiên, Đêcáctơ là một nhà duy vật, ông coi vật chất là một thực thể duy nhất, là cơ sở duy nhất của tồn tại và nhận thức. Quảng tính là thuộc tính cơ bản của vật chất, nhưng ông lại đi đến đồng nhát vật chất với quảng tính, và ngược lại, ở đâu không có quảng tính thì không có vật chất. Vật chất choán đầy vũ trụ, không có không gian trống rỗng. Đêcátơ thừa nhận tính vĩnh cửu của vật chất. Vạn động cơ học được ông xem như là một biểu hiện sức sống của vật chất. Vận động được chuyển từ vật này đến vật khác và không bao giờ bị tiêu diệt. Luận điểm của Đêcáctơ về tính không bị tiêu diẹt của vận động được Ph.Ăngnhen đánh giá như một thành tựu khoa học vĩ đại.
Đêcáctơ thừa nhận sự xuất hiện của thế giới thực vật và động vật trong quá trình vận động. Nhưng ông chưa thấy sự khác nhau vè chất giữa thế giới sinh vật, coi cơ thể sống là một cỗ máy phức tạp. Ông cho rằng, sự khác biệt giữa con người và con vật là ở chỗ: con người không chỉ là một cơ thể vật chất mà còn là một thực thể có lý trí. Nhưng lý trí, theo ông không phụ thuộc vào qúa trình vật chất. Điều này thể hiện tính chất duy tâm trong triết học của Đêcátơ.
2.3. Nhà triết gia chính trị nổi tiếng Machiavelli:
Machiavelli được sinh tại Florence vào năm 1469 và ta không có nhiều thông tin về 28 năm đầu của cuộc đời ông.
Machiavelli từng tham gia vào chính sự và hoạt động ngoại giao của thành Florence. Machiavelli cũng đã gặp Cesare Borgia, đứa con ngoài giá thú của Giáo hoàng Alexander VI. Mặc dù Cesare là kẻ thù của thành bang Florence, Machiavelli ấn tượng và ngưỡng mộ trước nhiệt huyết và trí thông minh của ông.
Vào năm 1512, người Tây Ban Nha giải thể chính quyền thành bang và gia tộc Medici trở lại cai trị và thiết lập nền chuyên chế. Sự trở lại của gia tộc Medici đáng nhẽ ra có thể là một cơ hội lớn cho Machiavelli nhưng ông lại bị hiểu nhầm là có liên quan đến một âm mưu tạo phản và bị tra tấn cũng như cầm tù. Chính trong thời gian này, ông đã viết tác phẩm để đời của mình: Quân Vương, để dâng cho nhà Medici.
Mặc dù tương đối ngắn, Quân Vương là tác phẩm chính trị nổi tiếng nhất vào thời Phục Hưng và đã cái tên Machiavelli đi vào lịch sử. Rất khác so với những luận văn bàn về chính trị khác, tác phẩm này không bàn về một mô hình xã hội lý tưởng hay những phẩm chất của một người lãnh đạo tốt; thay vào đó, nó đưa ra hình mẫu mà các nhà cai trị nên trở thành. Một trong những chủ đề lớn của tác phẩm đó là, nhà cai trị nên cố gắng để trông có vẻ đức hạnh, hơn là thực sự sở hữu những giá trị đạo đức như vậy. Để trở thành một quân vương, một người phải thể hiện rằng mình ủng hộ sự tự do; nhưng tại văn phòng và bàn làm việc, tự do là một trong những thứ cần phải tránh. Một quân vương nên thể hiện mình là một người vị tha hơn là một người độc ác; nhưng thực sự, được người dân kính sợ thì an toàn hơn nhiều so với được người dân yêu quý.
Dù vậy, một nhà cai trị khôn ngoan vẫn nên tránh gieo những tai ương và oán hận không cần thiết vì đó có thể là nguồn gốc cho sự bạo loạn. Mục đích sẽ biện minh cho phương tiện, người quân vương không nên để những giá trị luân lý và đạo đức cản trở mình để đạt được thành công cho chính mình và cho nhà nước.
Dù những ý tưởng của Machiavelli được thể hiện rất rõ ràng qua cuốn sách, nhưng không ai dám chắc điều mà Machiavelli thực sự muốn truyền tải. Một trong những lý do đó là ông đã viết Quân Vương bằng tiếng Ý, thứ ngôn ngữ bình dân, chứ không phải là tiếng Latinh dành cho tầng lớp cai trị. Thủ tướng Ý khét tiếng Mussolini mô tả Quân Vương là “chỉ dẫn tối cao cho chính trị gia.
3. Bài tập vận dụng liên quan có đáp án:
Câu 1. Đôn Ki-hô-tê là tác phẩm văn học nổi tiếng của tác giả nào?
A. Ra-bơ-le.
B. Xéc-van-téc.
C. Bô-ca-xi-ô.
D. Pê-trác-ca.
Đáp án đúng là: B
Đôn Ki-hô-tê là một tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Mi-quen-đơ Xéc-van-téc (Tây Ban Nha). Tác phẩm có tên gọi đầy đủ là Don Quijote, đại kị sĩ tài hoa xứ Mancha. (SGK – Trang 62)
Câu 2. Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?
A. Đan-tê A-li-ghê-ri.
B. Uy-li-am Sếch-xpia.
C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
D. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.
Đáp án đúng là: B
Trong thể loại kịch, tác giả kiệt xuất nhất của thời kì Phục hưng là Uy-li-am Sếch-xpia với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Ham-lét, Ô-ten-lô, Rô-mê-ô và Giu-li-ét,… (SGK – Trang 62)
Câu 3. Một trong những danh hoạ kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
A. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
B. Ga-li-lê-ô Ga-li-lê.
C. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.
D. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
Đáp án đúng là: A
Nghệ thuật Phục hưng đạt đến đỉnh cao với tên tuổi của nhiều danh họa và nhà điêu khắc nổi tiếng như Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en,… (SGK – Trang 62)
Câu 4. Nhà Thiên văn học thời kì Phục hưng nổi tiếng với thuyết Nhật tâm là
A. G. Bô-ca-xi-ô.
B. Ph. Ra-bơ-le.
C. Ph. Pê-trác-ca.
D. N. Cô-péc-ních.
Đáp án đúng là: D
Nhà Thiên văn học thời kì Phục hưng nổi tiếng với thuyết Nhật tâm là Ni-cô-lai Cô-péc-ních. Ông cho rằng Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, Trái Đất tự quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời. (SGK – Trang 63)
Câu 5. Một trong những học giả tiêu biểu của triết học duy vật thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
A. Phran-xít Bây-cơn.
C. Mi-ken-lăng-giơ.
D. Đan-tê A-li-ghê-ri.
B. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.
Đáp án đúng là: A
Phran-xít Bây-cơn là người mở đầu cho trường phái triết học duy vật thời kì Phục hưng ở Tây Âu. (SGK – Trang 64)
Câu 6. Phong trào Văn hóa Phục hưng ở Tây Âu thời trung đại ra đời trong bối cảnh nào sau đây?
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.
B. Hin-đu giáo lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở các nước Tây Âu.
C. Những thành tựu văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại được đề cao.
D. Giai cấp tư sản đã nắm chính quyền ở hầu hết các nước châu Âu.
Đáp án đúng là: A
Bối cảnh ra đời phong trào Văn hóa Phục hưng:
– Về kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành ở các nước Tây Âu.
– Về xã hội: mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với giai cấp phong kiến và Giáo hội ngày càng sâu sắc.
– Về văn hóa: thế giới quan, ý thức hệ phong kiến và Giáo hội Cơ Đốc giáo đang lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở Tây Âu. Do đó, tầng lớp tư sản mới ra đời cần có một nền văn hóa mới phù hợp với họ. Trong bối cảnh ấy, tư sản đã tìm kiếm, tiếp thu và phục hưng lại những giá trị và thành tựu rực rỡ của văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại để tạo nên nền văn hóa cho riêng mình.
Câu 7. Phong trào Văn hóa Phục hưng khởi đầu ở quốc gia nào?
A. Pháp.
B. Hà Lan.
C. I-ta-li-a.
D. Anh.
Đáp án đúng là: C
Phong trào Văn hóa Phục hưng khởi đầu ở I-ta-li-a vào thế kỉ XIV, sau đó lan rộng ra các nước khác ở Tây Âu cho đến cuối thế kỉ XVI. (SGK – Trang 62)
Câu 8. Phong trào Văn hóa Phục hưng do giai cấp nào khởi xướng?
A. Tư sản.
B. Vô sản.
C. Quý tộc.
D. Tăng lữ.
Đáp án đúng là: A
Giai cấp tư sản trong xã hội phong kiến là giai cấp có nhiều tiền của, giàu có nhưng họ lại bị phong kiến, tăng lữ, quý tộc chèn ép, bóc lột. Vì vậy, họ đã đứng lên đấu tranh chống lại chế độ phong kiến, cuộc đấu tranh đầu tiên là đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, mà cụ thể là phong trào Văn hóa Phục hưng.
Câu 9. Tôn giáo nào sau đây đã chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu nửa đầu thời kì trung đại?
A. Phật giáo.
B. Hồi giáo.
C. Nho giáo.
D. Cơ Đốc giáo.
Đáp án đúng là:D
Trong thời trung đại, Cơ Đốc giáo đã chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu. Ý thức hệ phong kiến và việc Giáo hội Cơ Đốc lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng là những trở ngại cho sự phát triển của xã hội.
Câu 10. Ai là tác giả của tác phẩm Thần khúc?
A. Đan-tê.
B. Bô-ca-xi ô.
C. Sếch-xpia.
D. Xéc-van-téc.
Đáp án đúng là: A
Thần khúc là bản trường ca của tác giả Đan-tê A-li-ghê-ri. Tác phẩm kể lại chuyến đi của Đan-tê qua Hỏa ngục, Luyện ngục và Thiên đường. Nhưng ở một tầng sâu hơn, nó đại diện cho hành trình của linh hồn hướng về Thiên Chúa.
THAM KHẢO THÊM: