Điều kiện ra đời, phát triển và nội dung triết học Tây Âu thời trung cổ

Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của triết học Tây Âu thời trung cổ? Một số nội dung triết học Tây Âu thời trung cổ?

Xã hội Tây Âu thời trung cổ là thời kỳ lịch sử ngàn năm (từ thế kỷ V đến XV). Đây là thời kỳ hình thành và phát triển của phương thức sản xuất phong kiến. Xét về triết học và khoa học thời kỳ này là một bước lùi so với thời cổ đại.

1. Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của triết học Tây Âu thời trung cổ:

1.1. Điều kiện kinh tế – xã hội và văn hóa:

Từ thế kỷ V đến XI, nền kinh tế Tây Âu là nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp. Sản phẩm làm ra chỉ đủ cung cấp cho công xã và thái ấp của giai cấp địa chủ phong kiến. Công xã và thái ấp là những tổ chức kinh tế khép kín. Sự hình thành vô số công xã, thái ấp phong kiến thời kỳ này đã tạo nên chế độ phong kiến cát cứ, phân quyền. Xã hội có hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân. Quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất, tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm thuộc về giai cấp địa chủ, Mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp địa chủ và nông dân hết sức sâu sắc, cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp này ngày càng diễn ra gay gắt. Do hoàn cảnh kinh tế – xã hội như vậy, tầng lớp nghèo khổ của xã hội chiếm đa số đã phải cầu đến đấng thiêng liêng che chở, họ theo đạo, đọc kinh và vào nhà tu nương tựa, Tôn giáo, đặc biệt là đạo Cơ đốc phát triển mạnh. Tu viện mở nhiều và quyển vị của Giáo hoàng rất lớn.

Từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV, nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại Tây Âu có bước phát triển mới, dân số tăng, khiến đô thị tăng về số lượng lẫn quy mô. Thợ thủ công quy tụ về các đô thị, thành lập nên các hiệp hội, phường hội và hội nghề nghiệp. Các hội này đã điều hành các hoạt động kinh tế, các hoạt động xã hội, tôn giáo. Về văn hóa xã hội trường học đã phát triển mạnh cả đô thị và làng quê, các trường đại học ra đời (Paris, Bologna, Oxford). Bằng nhiều cách khác nhau, học vấn cổ điển như triết học, pháp luật, khoa học đã được khôi phục. Tiếng Latinh được dùng làm ngôn ngữ chính trong các trường học. Nghệ thuật kiến trúc Roman và Gothic phát triển… Chính sự phát triển kinh tế và văn hóa ở thời kỳ này đã làm cho chế độ phong kiến cát cứ phân quyền bộc | lô đầy đủ các mâu thuẫn vốn có của nó. Lực lượng chính để xóa bỏ chế độ phong kiến cát cứ phân quyền là sự liên minh giữa nhà vua và tầng lớp thị dân. Chế độ phong kiến tập quyền xuất hiện. Hệ tư tưởng của chế độ này vẫn là hệ tư tưởng Thiên Chúa giáo, Sự thống trị của uy quyền phong kiến và thần quyền của giáo hội đã cản trở sự phát triển của khoa học, kỹ thuật.

Các điều kiện kinh tế xã hội văn hóa trên đã quy định nội dung tính chất triết học trung cổ. Nét đặc thù của triết học Tây Âu trung cổ là triết học kinh viện có xu hướng “hướng ngoại”, có nhiệm vụ chính là “đầy tớ của thần họ”.

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của triết học Tây Âu thời trung cổ:

. Từ thế kỷ II – IV là thời kỳ quá độ giữa triết học Hy

Lạp cổ đại với triết học Tây Âu trung cổ. Hệ tư tưởng xã hội thời kỳ này là Cơ đốc giáo với các đại biểu nổi tiếng là Téctuliêng (160 – 230), Oguýtxtanh (354 -430).

. Từ thế kỷ V – VIII là thời kỳ hình thành chủ nghĩa kinh viện.

. Từ thế kỷ IX – XV là thời kỳ phát triển của chủ nghĩa kinh viện, chia làm ba giai đoạn: Từ thế kỷ IX – XII là chủ nghĩa kinh viện sơ kỳ với các đại biểu nổi tiếng là Giăngxi cốt angeng (810 – 877), Pie Abola (1079 – 1142); Thế kỷ XIII là giai đoạn cực thịnh, với các đại biểu nổi tiếng là Anbe Lagrăng (1207 – 1280), Tômát Đacanh (1225 – 1274), Giôhan Đun Xcốt (1265 – 1308). Thế kỷ XIV – XV là giai đoạn suy thoái với các đại biểu nổi tiếng là Rogiê Bêcơn (1214 – 1294), Uyliam Ốc Cam (1300 – 1349).

2. Một số nội dung triết học Tây Âu thời trung cổ:

Trên cơ sở thừa nhận con người và xã hội loài người. do Thượng đế sinh ra, triết học Tây Âu trung cổ có một số nội dung cơ bản.

2.1. Mối quan hệ giữa tri thức và niềm tin tôn giáo:

Các nhà triết học thời kỳ này coi niềm tin tôn giáo giữ vị trí hàng đầu trong quan hệ với lý trí. Trên cơ sở quan điểm ấy, họ đi sâu nghiên cứu các vấn đề triết học có liên quan, trong đó quan trọng nhất là mối quan hệ giữa “cái chung” và “cái riêng”. Các nhà triết học kinh viện đề xuất một số ý kiến giải quyết mối quan hệ này. Ý kiến thứ nhất khẳng định “cái chung”, “cái phổ biến” là thực thể tinh thần, tồn tại thật, có trước sự vật đơn nhất. Quan niệm này được gọi là chủ nghĩa duy thực. Ý kiến thứ hai khẳng định sự vật đơn nhất có thực, có trước, còn “cái chung”, “cái phổ biến” chỉ là tên gọi giản đơn do con người sáng tạo ra. Quan niệm này gọi là chủ nghĩa duy danh. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh trong các thế kỷ thời trung cổ có ý nghĩa quan trọng về mặt nhận thức, đồng thời ẩn giấu cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

Phái duy thực gần với chủ nghĩa duy tâm, phái duy danh gần với chủ nghĩa duy vật. Chẳng hạn: Téctuliêng cho rằng trí tuệ con người không có khả năng sáng tạo gì hết, còn tôn giáo bao hàm trong nó tất cả, do đó không thể cho rằng triết học, lý trí là cơ sở của tôn giáo. Trong quan hệ giữa lý trí và lòng tin tôn giáo, ông cho rằng lý trí chỉ nhận thức được giới tự nhiên, còn lòng tin vượt ra khỏi giới hạn đó với mục đích nhận thức Thượng đế. Ơnigenng theo phái duy thực triệt để cho rằng lòng tin tôn giáo và lý trí có thể dung hợp. Ông kết luận cái chung là cái có thật, có trước cái riêng, là cơ sở của cái riêng. Cũng trong giai đoạn này, Abởia nhà triết học, thần học Pháp theo chủ nghĩa duy danh triệt để cho rằng lý trí là tối cao vì nó cho ta những phương tiện chính xác để vạch ra toàn bộ những nội dung của chân lý tôn giáo, cho câu trả lời đúng đắn vấn đề tín điều nào của tôn giáo là xác đáng, tin điều này không xác đáng. Từ đó, ông nêu lên nguyên lý “hiểu để mà tin”, đồng thời ông coi khái niệm chung không tồn tại bên ngoài các sự vật cụ thể.

Quan điểm tiến bộ này bị Giáo hội lên án, coi là quan điểm dị giáo. Tômát Đacanh cho rằng triết học và thần học không đối lập. Đối tượng của triết học là chân lý lý trí, còn đối tượng của thần học là chân lý của lòng tin tôn giáo. Thượng đế là khách thể cuối cùng của thần học, triết học là nguồn gốc của mọi chân lý. Tuy vậy, ông coi triết học thấp hơn thân học, phụ thuộc vào thần học và trí tuệ có hạn của con người, thấp hơn sự anh minh của Thượng đế. Khi giải quyết vấn đề bản chất của cái chung và cái riêng, Tômát Đacạnh đứng trên lập trường của thực tại luận ôn hoà mà cơ sở là nguyên lý về sự hài hòa giữa lòng tin tôn giáo và lý trí, cho rằng cái chung tồn tại trên ba mặt: cái chung tồn tại trước sự vật, trong trí tuệ của Thượng đế, nó là lý tưởng của các sự vật riêng lẻ; cái chung tìm thấy trong các sự vật, tồn tại khách quan khi nó chứa đựng các sự vật riêng lẻ; cái chung được tạo ra bằng con đường trừu tượng hóa của trí tuệ con người từ các sự vật riêng lẻ.

Trong giai đoạn này, nhà triết học, thần học, nhà duy danh lớn nhất thế kỷ XIII là Đun Xcốt cho rằng chỉ có sự vật riêng lẻ là tồn tại thực tế. Các khái niệm chung do tư duy của chúng ta tạo ra về những sự vật này không tồn tại độc lập với các sự vật, không thể phản ánh được ngay cả những đặc tính và phẩm chất của chúng. Nhà tư tưởng cách tân, nhà tiên tri của khoa học thực nghiệm Rôgic Bếcơn đã đưa ra quan niệm mới về triết học rằng triết học là khoa học lý luận chung được xây dựng trên cơ sở thành quả của khoa học và đem lại cho các khoa học những quan điểm cơ bản chung. Ông phê phán phương pháp kinh viện, coi phương pháp kinh viện trở ngại đối với chân lý ở các khía cạnh: sự sùng bái trước uy tín không có cơ sở, thói quen với các quan niệm cũ, vô căn cứ về các phán đoán số đông, che dấu các điều ngu dốt của mình dưới sự thông thái hư ảo.

Từ đó ông bảo vệ phương pháp nhận thức dựa trên thực nghiệm và toán học. Ông cho rằng nguồn gốc của nhận thức là uy tín, lý trí và kinh nghiệm. Uy tín là phải dựa vào con đường chứng minh bằng kinh nghiệm, thực nghiệm, Lý trí phải được kiểm tra bằng kinh nghiệm và thước đo của nó là kinh nghiệm. Trong giai đoạn này nhà duy danh nổi tiếng là Uyliam Ốc Cam cho rằng thân học chỉ thống trị vấn đề lòng tin dựa trên cơ sở linh cảm còn những chứng minh bằng lý trí về lòng tin thì thần học không có khả năng, không có giá trị, thần học không thể chứng minh được sự tồn tại của Thượng đế. Về quan hệ giữa cái chung và cái riêng, ông cho rằng sự vật riêng lẻ, cái đơn nhất là tồn tại thực, còn cái chung chỉ tìm thấy trong tinh thần, trong từ ngữ.

2.2. Vấn đề xã hội và đạo đức:

Về xã hội, Ônguýtxtanh cho rằng, trên trần thế, tức là nơi con người, loài người đang sống, vương quốc của điều ác là nhà nước, vương quốc của Thượng đế là nhà thờ. Ônguytxtanh là người luôn bảo vệ sự bất bình đẳng xã hội và cho rằng Thượng đế ban thưởng cho người này được sướng và bắt người kia phải khổ. Người nghèo chỉ nên yêu cái không lấy được, không nên yêu của cải, chỉ nên yêu Thượng đế, vì cuộc sống những năm tháng ở trần gian là tạm bợ là quỷ sứ, còn “thiên đàng” mới là hạnh phúc. Tômát Đạcanh ca ngợi chế độ bất bình đẳng và trật tự đẳng cấp trong xã hội.

Ông cho rằng chính quyền của vua chúa là do thượng đế sáng tạo ra. Dân phải phục tùng vua, vua phải phục tùng Giáo hoàng La Mã. Chính quyền quản lý thân thể, Giáo hội quản lý phân hồn. Cao hơn thân thể là linh hồn, cao hơn quyền lực nhà nước là Giáo hội – đại diện thiêng liêng của Thượng đế trên trần thế. Rôgiê Bêcơn đã dũng cảm lên án những tội lỗi của bọn giáo sĩ và bọn phong kiến áp bức, chống lại Giáo hoàng, bệnh vực quyền lợi nhân dân lao động. Vì những tư tưởng tiến bộ ấy, Bệcơn đã bị nhà nước phong kiến và Giáo hội truy nã, bị cầm tù trong nhà tù của tu viện.

Về đạo đức học, trên cơ sở quan điểm về con người và xã hội, đạo đức học thời kỳ này không được xem là mục đích mà là phương tiện để thực hiện những mệnh lệnh của tôn giáo, đạo đức học gắn với thần học, nguýtxtanh đã phân biệt sự khác nhau giữa thực thể thể chất và thực thể tinh thần của con người. Ông coi thực thể thể chất là tội lỗi. Khi thực thể này bị xua đuổi khỏi thế giới thiên đàng thì nó không có khả năng trở lại cái thiện, cho nên thực thể thể chất không thể nảy sinh ra đạo đức. Sứ mệnh cao cả của con người là phải vượt qua thực thể tội lỗi ấy, vườn tới bản chất tinh thần, đạt tới đạo đức. Muốn vậy, sự can thiệp của chúa vào mối quan hệ người với người là tiền đề hình thành đạo đức.

Tômát Đacanh đã gò ép, xuyên tạc lý luận đạo đức của Arixtốt cho phù hợp với những yêu cầu tôn giáo trung cổ. Ông cho rằng, đạo đức chính là phẩm chất linh hồn. Với sự giúp đỡ của nó, con người sẽ sống trong trắng và thông qua nó thần kinh sẽ tác động vào. Hạnh phúc, hy vọng, tình yêu, niềm tin là những phẩm chất cao cả, qua đó quan hệ giữa con người và thần linh được xác định và cũng thông qua đó, con người được chuẩn bị sống ở cuộc sống thiên đàng. Còn những phẩm chất thấp hèn là biểu hiện những mối quan hệ giữa những con người bình thường. Ông đã chứng minh cho cái nhỏ bé của con người trước sự cao cả của thần linh bằng sự viện dẫn một phạm trù mới được bổ sung vào phạm trù đạo đức học là “sợ hãi”.

Nhân tố hợp lý của đạo đức học trung cổ là có thiên hướng bàn về lý tính, tiến lên phía trước trong thái độ thừa nhận những tiêu chuẩn ở bên ngoài cá nhân, phân biệt cái thiện và cái ác. Mặt khác, nhân tố hợp lý còn thể hiện ở chỗ có xu hướng nghiên cứu đạo đức như là một hệ thống nguyên tắc khách quan, ước định trước và có ý nghĩa chung.

Song, do đạo đức gắn với thần học nên nó sa vào chủ nghĩa duy tâm khách quan, đồng nhất tính khách quan đạo đức với tính thần thánh. Thượng đế là nguyên tắc tối cao của đạo đức. Ý chí của Thượng đế là hiện thân của sự tốt lành, của cái thiện, cội nguồn của hạnh phúc,

    5 / 5 ( 1 bình chọn )