Một số vấn đề về vốn điều lệ và các loại cổ phần trong công ty cổ phần. Góp vốn đối với công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
Một số vấn đề về vốn điều lệ và các loại cổ phần trong công ty cổ phần. Góp vốn đối với công ty cổ phần theo quy định của
I. Cơ sở pháp lý:
II. Luật sư tư vấn:
Trước hết, Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về công ty cổ phần như sau:
"Điều 110: Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn".
Khoản 29 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định:
"Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần".
Định nghĩa một cách cụ thể hơn về vốn điều lệ của công ty cổ phần, Khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định:
"1. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty".
Theo đó, ta có thể hiểu vốn điều lệ của công ty cổ phần là số vốn do các cổ đông góp hoặc cam kết góp và được ghi vào Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Mệnh giá cổ phần do công ty quyết định và được phản ánh trong cổ phiếu. Vốn điều lệ của công ty có thể bao gồm nhiều loại cổ phần với những tính chất pháp lý khác nhau:
+ Cổ phần phổ thông: đây là loại cổ phần bắt buộc phải có của công ty cổ phần.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cổ phần phổ thông tạo cho người nắm giữ nó các quyền lợi về kinh tế và “quyền lực” trên cơ sở nguyên tắc đối vốn. Người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông. Cổ đông phổ thông
"Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra" (Khoản 1 Điều 115 Luật doanh nghiệp 2014).
Cổ đông phổ thông có một số quyền lợi như: quyền biểu quyết, quyền được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông, được tự do chuyển nhượng cổ phần (trừ trường hợp cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập)… Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty.
+ Cổ phần ưu đãi: là loại cổ phần có tính chất pháp lý khác biệt so với cổ phần phổ thông.
Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi, được hưởng một số quyền lợi cao hơn quyền lợi của người sở hữu cổ phần phổ thông và phải chịu một số hạn chế khác. Cổ phần ưu đãi có thể được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông nhưng cổ phần phổ thông không thể được chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi của công ty cổ phần bao gồm:
– Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là loại cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định (Điều 116 Luật doanh nghiệp 2014). Người sở hữu loại cổ phần ưu đãi này gọi là cổ đông ưu đãi biểu quyết.
Khoản 3 Điều 113 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
"3. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông".
– Cổ phần ưu đãi cổ tức: là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm (Điều 117 Luật doanh nghiệp 2014).
Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Tuy nhiên, ngoài quyền ưu đãi về cổ tức, cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi cổ tức còn có một số quyền như của cổ đông phổ thông, đó là quyền chuyển nhượng cổ phần; quyền được nhận một phần tài sản còn lại của công ty tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty,…
– Cổ phần ưu đãi hoàn lại: là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. (Điều 118 Luật doanh nghiệp 2014).
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có một số quyền khác như cổ đông phổ thông, nhưng không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát .
– Cổ phần ưu đãi khác: do Điều lệ công ty quy định.
Có thể thấy rằng, công ty cổ phần là công ty duy nhất có khả năng huy động vốn bằng cách phát hành cổ phần và cổ phần phổ thông được chuyển nhượng một cách tự do trên thị trường (ngoài một số trường hợp luật hạn chế việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông). Bất cứ tổ chức cá nhân nào mua cổ phần của công ty đều trở thành cổ đông của công ty. Những yếu tố này một mặt là thuận lợi cho việc huy động vốn cho công ty nhưng mặt khác chính là hạn chế trong việc cơ cấu quản lý công ty. Vì các thành viên có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình nên các cổ đông rất dễ gia nhập hoặc rút khỏi công ty.