Một số vấn đề liên quan đến ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài? Những lợi ích khi thực hiện ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Một số vấn đề liên quan đến ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài? Những lợi ích khi thực hiện ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài
Theo Nghị định 135/2015/NĐ-CP Quy định đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thì một trong hai phương thức đầu tư gián tiếp đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức kinh tế là ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Theo quy định của Nghị định 135/2015/NĐ-CP thì tổ chức kinh tế chỉ được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua hình thức ủy thác đầu tư cho các tổ chức được phép nhận ủy thác đầu tư, Riêng trường hợp tổ chức tự doanh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài này còn hiệu lực, tổ chức tự doanh không được thực hiện ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua tổ chức nhận ủy thác.
Về điều kiện để được ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: Phải là tổ chức kinh tế đáp ứng được các điều kiện:
– Có lãi trong 05 năm liên tục liền trước năm thực hiện ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập bởi các tổ chức kiểm toán độc lập và không có ý kiến, trừ trường hợp trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính ( không áp dụng đối với quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán).
– Tổ chức kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có nợ thuế đối với ngân sách nhà nước.
– Có tài liệu chứng minh về nguồn ngoại tệ trên tài khoản để ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là ngoại tệ tự có.
– Có phương án đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được cấp có thẩm quyền của tổ chức knh tế hoặc cấp có thẩm quyền khác thông qua theo quy định của pháp luật
– Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước trong trường hợp là tổ chức kinh tế có vốn sở hữu nhà nước.
Cũng theo quy định của Nghị định 135/2015/NĐ-CP, các đối tượng được phép nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài gồm : công ty quản lý quỹ và ngân hàng thương mại và phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc nhận ủy thức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải được thành lập bằng hợp đồng văn bản theo quy định, bên nhận ủy thác không được sử dụng vốn của bên ủy thác trái với mục đích, nội dung theo hợp đồng ủy thác và không được ủy thác lại cho bên thứ ba ở trong nước. Bên nhận ủy thác có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn bên ủy thác thực hiện việc ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Tổ chức nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan và có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn tổ chức ủy thác thực hiện ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo đúng quy định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Ý nghĩa của hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là một hình thức đầu tư mới tại Việt Nam, đem lại những lợi ích cho tổ chức kinh tế ủy thác và tổ chức nhận ủy thác. Đây là một hình thức đầu tư gián tiếp, giúp các tổ chức kinh tế đóng vai trò nhận ủy thác có thể tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức không có nghiệp vụ kinh doanh, hiểu biết cụt hể về một lĩnh vực nào đó song lại muốn tiến hành hoạt động kinh doanh để sinh lời. Từ đó, việc đầu tư vào các lĩnh vực của bên ủy thác này sẽ hạn chế được rủi ro, lợi suất đầu tư cao. Không những thế, bên đầu tư sẽ giảm thiểu được các chi phí khi tiến hành đầu tư như : xây dựng cơ sở, đi lại, xây dựng văn phòng đại diện,…
Đối với bên nhận ủy thác, dựa vào hiểu biết chuyên môn, lĩnh vực nhận ủy thác, bên nhận ủy thác có thể kiếm được các khoản phí từ việc thực hiện ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho các tổ chức kinh tế ủy thác.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quyền lợi khi thuê đất thực hiện đầu tư
– Thực hiện đăng kí đầu tư cùng với đăng kí thành lập doanh nghiệp
– Bảo đảm đầu tư trong trường hợp có thay đổi theo Luật đầu tư 2014
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật về thuế trực tuyến miễn phí