Một số tình huống dân sự về giao dịch bảo đảm và hợp đồng mua bán tài sản. Các câu hỏi và tình huống thực tế liên quan.
Tóm tắt câu hỏi:
Em có một số vướng mắc rất mong được Luật sư giải giúp:
1.Trong hợp đồng mua trả chậm trả dần thì hoa lợi, lợi tức thuộc về ai ?
2.Trong hợp đồng mua sau khi dùng thử thì luật quy định bên mua sau khi dùng thử khồng phải hoàn trả lại hoa lợi vậy vấn đề đặt ra là bên mua có phải trả lại lợi tức từ việc khai thác tài sản đó không ?
3.Trong trường hợp bên nhận cầm cố có hành vi bất hợp pháp như bán tài sản cầm cố (động sản không phải đăng ký quyền sở hữu) khi chưa hết hạn thực hiện nghĩa vụ thì vấn đề đặt ra là: liệu bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản từ người thứ 3 chiếm hữu hợp pháp ngay tình không?
4. B, C, D chịu trách nhiệm liên đới với A với số tiền là 900tr . A miễn cho B vậy thì C, D phải chịu trách nhiệm với A là 600 triệu hay 900 triệu.
5. A bảo lãnh một phần cho C, B miễn cho A vậy thì đặt ra C phải chịu toàn bộ nghĩa vụ trước A hay chỉ chịu nghĩa vụ còn lại sau khi trừ đi nghĩa vụ A bảo lãnh
6.Trong trường hợp ngân hàng thu một khoản phí dịch vụ mà khi đó số tiền còn lại không đủ thanh toán cho người có quyền khi người có nghĩa vụ vi phạm thì giải quyết như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Trong hợp đồng mua trả chậm trả dần thì hoa lợi, lợi tức thuộc về ai?
Theo Điều 461 “Bộ luật dân sự 2015” về mua trả chậm, trả dần quy định:
“1. Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Do đó, trong trường hợp mua trả chậm, trả dần nếu phát sinh hoa lợi, lợi tức sẽ thuộc về bên mua trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trong hợp đồng mua sau khi dùng thử thì luật quy định bên mua sau khi dùng thử không phải hoàn trả lại hoa lợi vậy vấn đề đặt ra là bên mua có phải trả lại lợi tức từ việc khai thác tài sản đó không?
Theo quy định tại Điều 460 “Bộ luật dân sự 2015”:
“1.Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua được dùng thử vật mua trong một thời hạn gọi là thời hạn dùng thử. Trong thời hạn dùng thử, bên mua có thể trả lời mua hoặc không mua; nếu hết thời hạn dùng thử mà bên mua không trả lời thì coi như đã chấp nhận mua theo các điều kiện đã thoả thuận trước khi nhận vật dùng thử.
2. Trong thời hạn dùng thử, vật vẫn thuộc sở hữu của bên bán. Bên bán phải chịu mọi rủi ro xảy ra đối với vật, nếu không có thoả thuận khác. Trong thời hạn dùng thử, bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố tài sản khi bên mua chưa trả lời.
3. Trong trường hợp bên dùng thử trả lời không mua thì phải trả lại vật cho bên bán và phải bồi thường thiệt hại cho bên bán, nếu làm mất mát, hư hỏng vật dùng thử. Bên dùng thử không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn thông thường do việc dùng thử gây ra và không phải hoàn trả hoa lợi do việc dùng thử mang lại.”
Nếu sau khi dùng thử bên mua chấp nhận mua hàng thì bên mua sẽ là chủ sở hữu của hàng đó. Khi đó việc khai thác tài sản đó mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì bên mua không phải trả cho bên bán. Còn nếu hết thời hạn dùng thử, bên mua vẫn khai thác tài sản thì hoa lợi, lợi tức phát sinh trong trường hợp này sẽ do hai bên thỏa thuận.
3. Trong trường hợp bên nhận cầm cố có hành vi bất hợp pháp như bán tài sản cầm cố( động sản không phải đăng ký quyền sở hữu) khi chưa hết hạn thực hiện nghĩa vụ thì vấn đề đặt ra là: liệu bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản từ người thứ 3 chiếm hữu hợp pháp ngay tình không?
Theo Điều 336 “Bộ luật dân sự 2015” về xử lý tài sản cầm cố quy định:
“Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố.”
Theo đó, khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận… còn nếu trường hợp chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên nhận cầm cố đã bán tài sản cầm cố cho người thứ ba chiếm hữu hợp pháp ngay tình. Bên nhận cầm cố đã vi phạm pháp luật.
Điều 257 “Bộ luật dân sự 2015” về Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình quy định :
“Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”
Do đó, bên cầm cố có thể đòi lại tài sản(động sản không phải đăng ký quyền sở hữu) từ người thứ ba chiếm hữu hợp pháp ngay tình nếu người chiếm hữu ngay tình có được động sản từ hợp đồng không có đền bù với bên nhận cầm cố. Còn nếu có được động sản từ hợp đồng có đền bù thì trong trường hợp này không đòi lại được tài sản.
4. B, C, D chịu trách nhiệm liên đới với A với số tiền là 900 triệu . A miễn cho B vậy thì C, D phải chịu trách nhiệm với A là 600 triệu hay 900 triệu?
Tại Khoản 4 Điều 298 “Bộ luật dân sự 2015” về thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới quy định:
“4. Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.”
Do đó, trong trường hợp này, nếu A chỉ miễn thực hiện nghĩa vụ cho B nên B không phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Còn C, D vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ theo Khoản 4 Điều 298 “Bộ luật dân sự 2015”. Theo đó B, C,D chịu trách nhiệm liên đới với A là 900tr, nhưng B được miễn nên C, D phải thực hiện nghĩa vụ tướng ứng với họ là 600tr.
>>> Luật sư
5. A bảo lãnh một phần cho C, B miễn cho A vậy thì C phải chịu toàn bộ nghĩa vụ trước A hay chỉ chịu nghĩa vụ còn lại sau khi trừ đi nghĩa vụ A bảo lãnh?
Theo quy định tại Điều 367 “Bộ luật dân sự 2015” về quyền yêu cầu của bên bảo lãnh như sau :
“Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thoả thuận khác.”
Trong trường hợp này, do B đã miễn cho A nên theo quy định tại Điều 367 “Bộ luật dân sự 2015” khi A đã hoàn thành nghĩa vụ thì A có quyền yêu cầu C thực hiện nghĩa vụ đối với A trong phạm vi bảo lãnh nếu không có thỏa thuận khác. Do đó, nếu không có thỏa thuận khác thì C chỉ chịu nghĩa vụ trong phạm vi bảo lãnh mà A đã được miễn.
6. Trong trường hợp ngân hàng thu một khoản phí dịch vụ mà khi đó số tiền còn lại không đủ thanh toán cho người có quyền khi người có nghĩa vụ vi phạm thì giải quyết như thế nào?
Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 8019/ VBHN- BTP về giao dịch bảo đảm
“Nghĩa vụ của ngân hàng nơi ký quỹ:
1. Thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại trong phạm vi giá trị tài sản ký quỹ, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.
2. Hoàn trả tài sản ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng và số tiền đã thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền khi chấm dứt ký quỹ.”
Theo đó, ngân hàng sẽ thanh toán cho người có quyền khi người có nghĩa vụ vi phạm trong phạm vi tài sản ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ của ngân hàng nên việc ngân hàng thu khoản phí dịch vụ là hoàn toàn phù hợp. Số tiền còn lại trong ngân hàng không đủ để thanh toán cho người có quyền thì người có nghĩa vụ vi phạm sẽ phải trả thêm.