Từ những hạn chế trong việc áp dụng những quy định vè trợ giúp xã hội hàng tháng cần phải có những biện pháp khắc phục.
Thứ nhất, cần chỉnh sửa lại điều kiện hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên của nhóm trẻ em mồ côi và các đối tượng tương tự theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP để bảo đảm sự thống nhất giữa việc xác định đối tượng trẻ em được hưởng trợ giúp xã hội với việc xác định độ tuổi của người lao động. Kiến nghị nên hạ độ tuổi của nhóm này xuống dưới 15 tuổi, trừ trường hợp đặc biệt (đang đi học văn hóa) thì có thể áp dụng đến dưới 18 tuổi. Nếu quy định như vậy sẽ bảo đảm được trách nhiệm của đối tượng hưởng trợ giúp xã hội với chính mình, tránh sự ỷ lại và tránh lãng phí nguồn kinh phí trợ giúp xã hội trong bối cảnh kinh phí còn eo hẹp, cần phải phân bổ cho nhiều đối tượng khác.
Thứ hai, về nguồn kinh phí thực hiện trợ giúp xã hội: Vẫn tiếp tục duy trì kinh phí thực hiện trợ giúp xã hội từ hai nguồn như hiện nay: ngân sách nhà nước và sự đóng góp từ thiện của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, cần điều tiết kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác trợ giúp xã hội một cách hợp lý hơn để tháo gỡ khó khăn cho những địa phương nguồn thu ít và các địa phương thường xảy ra thiên tai, dịch bệnh, đồng thời bảo đảm công bằng trong việc tiếp cận chính sách xã hội của người dân trong tất cả các địa phương. Ngoài ra, cần thành lập quỹ trự giúp xã hội thống nhất để có thể tập trung, khuyến khích các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân và có điều kiện để có thể tổ chức thực hiện thống nhất, bảo đảm cho quỹ này được chi đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ ba, về tổ chức thực hiện: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia công tác cứu trợ xã hội, trong đó nên nghiên cứu và đưa vào áp dụng rộng rãi hơn mô hình “chăm sóc thay thế” (các cá nhân, hộ gia đình có điều kiện tự nguyện nhận chăm sóc các đối tượng trợ giúp xã hội). Việc mở rộng mô hình này một mặt thể hiện được truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam – lá lành đùm là rách, mặt khác giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.Cần nhân rộng mô hình “nhà xã hội” và khuyến khích phát triển các cơ sở bảo trợ xã hội của tư nhân để khắc phục hiện tượng quá tải của các cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nước. Trong đó cần tranh thủ sự tham gia trực tiếp hoặc cộng tác của các tổ chức chính trị – xã hội, các đoàn thể nhân dân và khi cần thiết nên có sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước. Cần phát triển mạng lưới nhân viên xã hội nhằm tham vấn, giúp các đối tượng tiếp cận với chính sách CTXH.