Nước ta cần phải định hướng xây dựng và thực hiện cân đối ngân sách nhà nước đủ sức đương đầu với những bất ổn trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Nước ta cần phải định hướng xây dựng và thực hiện cân đối ngân sách nhà nước đủ sức đương đầu với những bất ổn trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Nhà nước cần đánh giá và khai thác tốt nguồn thu, phân bổ và sử dụng nguồn lực hợp pháp để đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội đề ra, thực hiện chi tiêu hợp lý, tránh lãng phí, xử lý tốt vấn đề bội chi ngân sách nhà nước và những vấn đề còn bất cập khi áp dụng nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước trong hệ thống ngân sách nhà nước. Đảm bảo được những vấn đề nêu trên thì cân đối ngân sách nhà nước trong thời gian tới thì sẽ đạt được những hiệu quả nhất định. Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước trên thực tế Việt Nam như sau:
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước nói chung và nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước nói riêng. Để có thể phát huy nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước ở Việt Nam thì điều quan trọng nhất là các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành hướng dẫn cụ thể nguyên tắc này thông qua việc ban hành những văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của mình để cho các cơ quan trực tiếp thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước ở trung ương và địa phương hiểu đúng bản chất từ đó áp dụng đúng và hợp lý nguyên tắc này trong hoạt động của mình thì mới thu được sự cân đối trong ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiếp tục nghiên cứu về nguyên tắc này để có những sửa đổi, bổ sung nguyên tắc này trong luật phù hợp với những biến động của hoạt động ngân sách ở Việt Nam nhằm giúp nguyên tắc này không lạc hậu so với những biến động của hoạt động ngân sách nhà nước mà luôn kiểm soát tốt hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước thông qua việc áp dụng nguyên tắc cân đối của các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước…
Thứ hai, nâng cao năng lực của cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện thu – chi ngân sách nhà nước. Để nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước được thực hiện có hiệu quả thì việc nâng cao trình độ cũng như phẩm chất của cán bộ, công chức đóng vai trò then chốt. Bởi vì, chính họ là những người thực hiện nguyên tắc này và đảm bảo hoạt động thu – chi ngân sách nhà nước được cân bằng. Do vậy, để nguyên tắc này thật sự phát huy được vai trò của nó thì cần phải tiếp tục nâng cao năng lực của cán bộ, công chức thông qua những lớp tổ chức nghiên cứu về nguyên tắc cân đối để cho cán bộ, công chức thật sự hiểu bản chất của nó và tiến hành áp dụng trong thực tế nguyên tắc này thật sự phù hợp với bản chất của nguyên tắc nhằm thu được kết quả cân đối tốt nhất.
Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật ngân sách nói chung và nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước nói riêng, để công dân nhận thức đúng đắn về thẩm quyền của cơ quan, cán bộ có thẩm quyền trong việc quản lý ngân sách nhà nước; đồng thời quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình trong quan hệ quản lý ngân sách nhà nước.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ tư, tăng cường rà soát, cắt giảm những khoản chi tiêu chưa thật cần thiết và kém hiệu quả. Việc này nhằm giúp Nhà nước phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm nguyên tắc và dự toán ngân sách nhà nước đã đề ra, cũng như nhanh chóng có sự chuyển đổi linh hoạt trong chi tiêu ngân sách nhà nước để không làm mất cân đối ngân sách nhà nước, không lãng phí nguồn thu ngân sách nhà nước vào những hoạt động chi không cần thiết, không hiệu quả. Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu vay vốn để bù đắp bội chi và sử dụng cho đầu tư phát triển, duy trì mức bội chi cho phép hàng năm do Quốc hội quyết định. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát, theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ ngân sách của các cấp, các ngành bằng cách Nhà nước phải cung cấp những thông chính xác, đầy đủ và kịp thời cho người dân biết qua các phương tiện truyền thông. Có sự phối hợp giám sát chặt chẽ này sẽ góp phần thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm của người sử dụng và quản lý ngân sách nhà nước.
Thứ năm, cần tăng cường các biện pháp cưỡng chế xử phạt, xử lý nghiêm minh mọi trường hợp vi phạm khi áp dụng nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước.