Chức danh trong doanh nghiệp là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là việc một người có được đứng tên đại diện làm giám đốc 2 công ty không?
Mục lục bài viết
1. Quy định về Giám đốc công ty:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 24 Điều 4
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân.
+ Thành viên hợp danh.
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên.
+ Chủ tịch công ty.
+ Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị.
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 162
– Giám đốc được hiểu trên cơ sở sau đây:
+ Là người trực tiếp điều hành công việc, hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
+ Và đồng thời sẽ phải chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị.
+ Về việc thực hiện quyền cũng như nghĩa vụ của mình được giao, Giám đốc sẽ phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật theo đúng quy định.
– Quyền và nghĩa vụ của giám đốc:
+ Đưa ra các quyết định đến các vấn đề liên quan trong công việc, hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty nếu như những công việc đó không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
+ Tổ chức thực hiện các quyết định cũng như nghị quyết của Hội đồng quản trị.
+ Tổ chức thực hiện các kế hoạch trong kinh doanh cũng như phương án đầu tư của công ty.
+ Kiến nghị thực hiện các phương án trong cơ cấu tổ chức, các quy chế quản lý nội bộ của công ty.
+ Với các chức danh trong công ty, giám đốc được quyền thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Tuy nhiên, ngoại trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
+ Đối với người lao động thì giám đốc có quyền quyết định về các vấn đề như tiền lương hay các lợi ích khác, kể cả đối với người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
+ Thực hiện việc tuyển dụng lao động.
+ Đưa ra các phương án trong việc chi trả cổ tức cũng như thực hiện phương án xử lý lỗ trong hoạt động kinh doanh.
+ Thực hiện các quyền cũng như nghĩa vụ khác trong Điều lệ công ty.
– Các tiêu chuẩn được làm Giám đốc công ty:
Căn cứ theo quy định tại Điều 64 Luật doanh nghiệp năm 2020, để được làm giám đốc của công ty cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020, cụ thể bao gồm:
Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Các đối tượng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng.
Các đối tượng trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam bao gồm như sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an.
Trong doanh nghiệp nhà nước gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ.
Đối tượng là người chưa thành niên hay người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Người bị mất năng lực hành vi dân sự.
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Đối tượng là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
+ Về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm:
Đảm bảo phải có chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trong hoạt động quản trị kinh doanh của công ty và các điều kiện khác theo quy định trong Điều lệ của công ty có ban hành.
+ Đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước, công ty con của doanh nghiệp nhà nước:
Giám đốc phải đáp ứng hai điều kiện trên, ngoài ra phải kèm thêm điều kiện không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.
2. Một người có được đứng tên đại diện làm giám đốc 2 công ty?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được hiểu là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền cũng như nghĩa vụ phát sinh trong các giao dịch của doanh nghiệp. Hoặc đại diện cho doanh nghiệp với tư cách là người yêu cầu giải quyết các việc dân sự hoặc trong vai trò là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi cũng như nghĩa vụ liên quan khi giải quyết các tranh chấp tại Trọng tài, Tòa án hay các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần:
– Pháp luật quy định có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
– Khi đó, số lượng cũng như chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định trong điều lệ của của công ty. Trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ quy định cụ thể từng người một.
– Về phía bên doanh nghiệp phải đảm bảo được luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú ở tại Việt Nam.
Như vậy, theo các quy định trên về người đại diện theo quy định của pháp luật thì pháp luật không cấm trường hợp một người được đứng tên đại diện giám đốc ở hai công ty. Do đó, trên thực tế vẫn có thể để một người đứng tên đại diện làm giám đốc ở tại hai công ty được.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý:
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 101 Luật Doanh nghiệp năm 2020, về điều kiện để làm Giám đốc trong Doanh nghiệp Nhà nước thì sẽ phải đáp ứng không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
Do đó, loại trừ trường hợp là doanh nghiệp Nhà nước thì với các doanh nghiệp khác một người vẫn đứng tên đại diện làm giám đốc ở tại hai công ty được mà không vi phạm quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người đại diện theo pháp luật vắng tại tại Việt Nam thì xử lý thế nào?
Như theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải luôn bảo đảm có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú ở tại Việt Nam.
Nếu doanh nghiệp chỉ có hoặc chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú ở tại Việt Nam, nếu đối tượng này có thực hiện xuất cảnh ra khỏi Việt Nam thì buộc phải ủy quyền cho cá nhân khác đang cư trú ở Việt Nam bằng văn bản để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo đúng pháp luật của người đại diện theo pháp luật.
– Trường hợp loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên:
Thành viên là cá nhân làm đại diện theo pháp luật của công ty mà rơi vào trường hợp sau:
+ Chết, mất tích.
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù.
+ Đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
+ Trốn khỏi tại nơi cư trú.
+ Bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự.
+ Có khó khăn trong việc làm chủ hành vi hay nhận thức.
+ Nằm trong trường hợp bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Thì khi đó cách xử lý: người còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.
– Trường hợp với loại hình doanh nghiệp khác:
Nếu công ty chỉ còn một người làm người đại diện theo pháp luật và vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày không thực hiện ủy quyền cho người thức hoặc thuộc một trong các trường hợp như:
+ Chết, mất tích.
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù.
+ Đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
+ Trốn khỏi tại nơi cư trú.
+ Bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự.
+ Có khó khăn trong việc làm chủ hành vi hay nhận thức.
+ Nằm trong trường hợp bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Khi đó, hướng xử lý: chủ sở hữu của công ty hay Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị sẽ tiến hành cử người khác giữ vị trí làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: