Thành lập chi nhánh doanh nghiêp đang dẫn trở thành lựa chọn tối ưu để các doanh nghiệp đạt được mục đích mở rộng thị trường, tận dụng nguồn lực, có thể góp phần giảm thiếu rủi ro trong kinh doanh nhờ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Vậy một doanh nghiệp có thể thành lập bao nhiêu chi nhánh?
Mục lục bài viết
1. Một doanh nghiệp có thể thành lập bao nhiêu chi nhánh?
Hiện nay, doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh thì nhu cầu để mở rộng quy mô phát triển của doanh nghiệp ngày càng rộng rãi, dần trở thành nhu cầu tất yếu nên việc cân nhắc việc mở rộng thị trường sang địa phương, quốc gia hoặc khu vực mới thì có thể xem xét phương án thành lập chi nhánh công ty. Việc thành lập chi nhánh đem đến ưu điểm nhất định như: Chi nhánh sẽ đại diện doanh nghiệp sẽ thực hiện công việc tìm hiểu về nhu cầu của thị trường, môi trường pháp luật, văn hóa – xã hội, hành vi mua của khách hàng, đối thủ cạnh tranh… từ những thông tin tìm hiểu được sẽ cung cấp sản phẩm thích hợp với nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí vận chuyển.. Đồng thời, cũng phải kể đến việc đặt chi nhánh tại mỗi khu vực thị trường mà doanh nghiệp dự định kinh doanh sẽ giúp tận dụng lợi thế của từng khu vực, bao gồm nhân lực, nguyên liệu và cơ sở hạ tầng.
Có thể thấy, thành lập chi nhánh có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh doanh và được định nghĩa cụ thể tại
Liên quan đến quy định về số lượng chi nhánh được thành lập thì hiện tại không có quy định cụ thể nào ràng buộc doanh nghiệp chỉ được lập chi nhánh với số lượng nhất định mà theo đó, tại Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được pháp luật cho phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
Với nội dung đã trình bày thì trong quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, các quy định hướng dẫn liên quan và các quy định khác của pháp luật thì không có quy định hạn chế về số lương chi nhánh của một doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập là không giới hạn số lượng chi nhánh, số lượng này sẽ được căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau, tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu kinh doanh mà doanh nghiệp. Về phạm vi đặt chi nhánh doanh nghiệp thì có thể đặt ở trong nước và nước ngoài và hoàn toàn có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
Lưu ý: Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
2. Đăng ký thành lập chi nhánh của doanh nghiệp cần thực hiện những gì?
2.1. Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh gồm những gì?
Để có thể đăng ký hoạt động chi nhánh thì ngoài đảm bảo đầy đủ các điều kiện thành lập theo luật ịnh thì còn phải hoàn tất hồ sơ hợp lệ đã được quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể các giấy tờ sau đây:
– Doanh nghiệp phỉa chuẩn bị giấy thông báo thành lập chi nhánh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
– Cùng với đó, phải gửi kèm thêm bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; Trong trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh thì không thể thiếu nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty thể hiện nội dung về vấn đề này;
– Cuối cùng là phải có bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh.
2.2. Thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh doanh nghiệp:
– Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp khi có nhu cầu thành lập chi nhánh thì chuẩn bị giấy tờ đã được quy định và nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.
– Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:
Phòng Đăng ký kinh doanh khi tiếp nhận hồ sơ thì phải tiến hành xem xét và đánh giá trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Còn trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp đề nghị hoàn tất yêu cầu này;
Liên quan đến việc lập chi nhánh ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức lập chi nhánh ở nước ngoài, thì việc thông báo thành lập chi nhánh của doanh nghiệp phải được gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thông qua văn bản. Cùng với đó, cần gửi kèm theo thông báo phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương.
– Bước 3: Công khai thông tin thành lập chi nhánh
Khi doanh nghiệp có thêm chi nhánh được thành lập thì sau khi thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan này sẽ tiến hành cập nhật thông tin về chi nhánh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
3. Việc thành lập chi nhánh của doanh nghiệp phải có sự chấp thuận bởi những ai?
Tại Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, cụ thể như sau:
– Khi thành lập, trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức. Điều lệ công ty quy định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.
– Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Xây dựng và ban hành các quyết định chiến lược phát triển và
+ Nếu có sự biến động về vốn điều lệ thì những cá nhân trong hội đồng thành viên sẽ thống nhất ra quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; quyết định phát hành trái phiếu;
+ Đồng thời cũng sẽ có thẩm quyền ban hành quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty; giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ;
+ Phê duyệt hoặc cho thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
+ Để hỗ trợ cho quá trình quản lý doanh nghiệp thì có thẩm quyền trong việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên;
+ Về những quyền lợi của người lao động thì có thể quyết định mức lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
+ Thực hiện việc thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;
+ Hoặc có thể đưa ra quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
+ Bên cạnh đó, sẽ có quyền quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
+ Nếu nhận thấy Điều lệ công ty cần sửa đổi, bổ sung thì có thể thống nhất, thực hiện việc này;
+ Trong một số trường hợp nhận thấy cần tổ chức lại công ty thì cũng có thể quyết định tổ chức lại công ty theo đúng trình tự;
+ Để chấm dứt hợp pháp hoạt động của doanh nghiệp thì quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
+ Ngoài ra, còn được trao thẩm quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Từ những quy định trên, quyền thành lập chi nhánh là nhu cầu chính đáng, được pháp luật bảo hộ nhưng việc thành lập phải được diễn ra theo đúng trình tự và đúng thẩm quyền. Theo đó, quyết định thành lập chi nhánh doanh nghiệp không được tự ý thực hiện bởi một cá nhân nào mà cần có sự thống nhất của hội đồng thành viên.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Doanh nghiệp 2020;
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Về đăng ký doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: