Một số quy định về hộ kinh doanh? Quy định của pháp luật về đăng ký hộ kinh doanh? Một địa điểm cùng thành lập hộ kinh doanh và công ty được không?
Các loại hình kinh doanh đang ngày càng phát triển và đóng góp những vai trò quan trọng. Sớm nhận thức rõ vai trò của các loại hình doanh nghiệp trong quá trình đổi mới phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp. Hiện nay, ở những thành phố đông đúc tình trạng các chung cư, các toà nhà cao tầng được xây dựng rất nhiều, thu hút nhiều dân cư. Khi có nhiều chủ thể sống trong cùng một chung cư muốn thành lập công ty hay hộ kinh doanh thì liệu pháp luật Việt Nam có cho phép không? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu một địa điểm có cùng
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Một số quy định về hộ kinh doanh:
1.1. Hộ kinh doanh là gì?
Hộ kinh doanh hiện không phải là một loại hình doanh nghiệp.
Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.“
Như vậy, ta có thể hiểu hộ kinh doanh sẽ do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn
Đối với các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ các trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương mình.
1.2. Các đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể:
Từ định nghĩa nêu trên, ta nhận thấy, hộ kinh doanh có những đặc điểm cụ thể sau đây:
– Chủ hộ kinh doanh có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình.
– Các cơ sở là hộ kinh doanh cần phải thực hiện kinh doanh tại một địa điểm cụ thể.
– Sử dụng không quá 10 lao động tại cơ sở kinh doanh.
– Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng vì không phải là doanh nghiệp.
– Chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh của mình.
– Hộ kinh doanh phải đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo đúng quy định pháp luật.
– Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp nên không được áp dụng các quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
Trên đây là các đặc điểm của hộ kinh doanh. Ngày nay, các hộ kinh doanh được thành lập rất nhiều, có mặt trên toàn bộ hệ thống các khu vực của đất nước. Các đặc điểm này được pháp luật Việt Nam thừa nhận và đem lại những sự khác biệt cho hộ kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp khác.
2. Quy định của pháp luật về đăng ký hộ kinh doanh:
2.1. Điều kiện đăng ký hộ kinh doanh:
Pháp luật quy định có những điều kiện cơ bản để đăng ký hộ kinh doanh. Điều kiện cần và đủ để các chủ thể đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
– Điều kiện cần:
+ Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi.
+ Phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
– Điều kiện đủ:
+ Hộ kinh doanh có trụ sở kinh doanh.
+ Hộ kinh doanh có vốn kinh doanh.
+ Hộ kinh doanh đáp ứng điều kiện về ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
+ Hộ kinh doanh có CMND hoặc hộ chiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.2. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh:
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh có nội dung như sau:
“1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”
Theo quy định này, một cá nhân chỉ được thành lập một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc, cá nhân thành lập và góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ khi được sự nhất trí của thành viên còn lại. Như vậy, mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh – trong phạm vi cả nước Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2.3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng kí hộ kinh doanh:
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm những giấy tờ, tài liệu cụ thể như sau:
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh.
– Mẫu giấy đề nghị được cung cấp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc đại diện hộ kinh doanh.
Ngoài ra, chủ doanh nghiệp lưu ý phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết như sau: Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh; Tên đầy đủ, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ hộ kinh doanh hoặc đại diện hộ gia đình; Địa chỉ nơi cư trú của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình và Chữ ký.
Trình tự thủ tục đăng ký hộ kinh doanh được quy định như sau:
– Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi
+ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh, số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).
+ Ngành, nghề kinh doanh.
+ Số vốn kinh doanh.
+ Số lao động.
+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
– Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh.
+ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định của pháp luật.
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải
– Pháp luật quy định, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và nếu sau 03 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được
– Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.
3. Một địa điểm cùng thành lập hộ kinh doanh và công ty được không?
Về việc các chủ thể muốn thành lập công ty và đăng ký trụ sở là địa điểm kinh doanh mà đã được đăng ký là hộ kinh doanh thì pháp
Thực tế, bản chất thì trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, cũng là cơ sở để khai báo thuế, quản lý thuế của cơ quan quản lý nhà nước. Pháp luật doanh nghiệp không quy định cụ thể, tuy nhiên nếu các chủ thể muốn đăng ký hai loại hình doanh nghiệp trên cùng địa chỉ thì nên có sự tách bạch về địa điểm chi tiết ( ví dụ: phòng, tầng), quyền hạn, tài sản… để thông tin đăng ký rõ ràng, tránh gây nhầm lẫn cho cả cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và khách hàng khi tới giao dịch.