Đất khu công nghiệp là đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất. Vậy một chu kỳ thuê đất khu công nghiệp trong bao nhiêu lâu?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về việc thuê đất trong khu công nghiệp:
1.1. Quy định về đất khu công nghiệp:
Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Đất khu công nghiệp là đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất.
Như vậy, xét về đặc điểm chung, đất khu công nghiệp bao gồm đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất.
Đất khu công nghiệp phục vụ cho hoạt động xây dựng các công trình phát triển công nghiệp. Vậy nên, việc sử dụng đất để xây dựng khu công nghiệp của các tổ chức phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Ngoài ra, đối với các chủ thể sử dụng đất để xây khu công công nghiệp cần đảm bảo, khi lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp phải bảo đảm đồng bộ với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp.
1.2. Quy định về thu đất khu công nghiệp:
Theo quy định tại
Xét theo quy định chung của pháp luật, khi tiến hành thuê đất khu công nghiệp, các tổ chức, doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện theo các quy định, nguyên tắc cụ thể sau đây:
– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp được lựa chọn hình thức nhận giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất của Nhà nước. Các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân này được nhận chuyển nhượng, thuê đất, thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Đồng thời, họ còn có quyền thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
– Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp thì họ được lựa chọn hình thức thuê đất của Nhà nước trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm. Chủ thể này được thuê đất, thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp được thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức, cá nhân nước ngoài khác đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
– Về nguyên tắc sử dụng, người sử dụng đất trong khu công nghiệp phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định chung của pháp luật.
2. Một chu kỳ thuê đất khu công nghiệp trong bao nhiêu lâu?
Trong bối cảnh nền công nghiệp hiện đại đang phát triển mạnh mẽ như ngày nay, nhu cầu phát triển hoạt động công nghiệp tại nước ta là rất lớn. Vậy nên, các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình thường hướng đến việc thuê các khu công nghiệp để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình.
Thực tế, việc thuê đất khu công nghiệp có tính chất và quy mô lớn hơn so với việc thuê đất thông thường khác. Vậy nên, chế tài, quy định về hình thức thuê, thời gian thuê cũng được điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.
Theo quy định của Luật đất đai 2013 và Nghị định 43/2014 NĐ-CP, thời hạn sử dụng đất công nghiệp phụ thuộc vào thời hạn của dự án đầu tư, nhưng không quá 70 năm. Tức tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp sẽ xác định thời gian dự án đầu tư của mình là bao nhiêu lâu. Như đã nói, khi thuê đất khu công nghiệp, thì dự án đầu tư mà cá nhân, tổ chức doanh nghiệp hướng tới là đặc biệt lớn. Nên thông thường, thời gian dự án đầu tư chính là thời gian sử dụng đất khu công nghiệp được thuê. Tuy nhiên, thời gian này chỉ nằm trong khuôn khổ 70 năm.
Khi quá 70 năm, thời hạn thuê đất khu công nghiệp không còn hiệu lực. Lúc này, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp phải xin gia hạn thuê đất. Hoặc trong trường hợp không đảm bảo điều kiện thuê, thì cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ không cho các đối tượng này thuê đất nữa.
Có thể thấy, chu kỳ thuê đất khu công nghiệp theo quy định của luật là 70 năm. Và việc có thể thuê đất khu công nghiệp hoàn chu kỳ hay không còn phụ thuộc và chính sách quản lý đất đai của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Ngoài ra, hoạt động thuê đất khu công nghiệp được áp dụng theo các hình thức cơ bản bao gồm:
+ Hình thức 1: Thuê đất, trả tiền thuê đất khu công nghiệp một lần cho toàn bộ thời gian thuê. Đối với trường hợp này, chủ đầu tư có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng như tài sản gắn liền với đất.
+ Hình thức 2: Thuê đất, trả tiền thuê đất khu công nghiệp theo hàng năm.
3. Thủ tục thuê đất khu công nghiệp:
– Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ.
Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ xin thuê đất khu công nghiệp với đầy đủ các giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
+ Đơn xin giao đất, cho thuê đất.
+ Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo chính thửa đất do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp cho doanh nghiệp kèm theo bản thuyết minh dự án đầu tư.
+ Văn bản ký quỹ;
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Văn bản về lập thủ tục kế hoạch bảo vệ môi trường; Báo cáo tài chính;
+ Giấy xác nhận cung cấp tín dụng,…
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thuê đất khu công nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để được xem xét và giải quyết.
– Bước 2: Thụ lý hồ sơ.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp sẽ tiếp nhận hồ sơ mà tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp gửi lên. Cơ quan này có thể tiếp nhận hồ sơ bằng hình thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.
– Bước 3: Giải quyết hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét và phê duyệt quyết định cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp thuê đất khu công nghiệp.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp sẽ hoàn trả hồ sơ về. Khi trả hồ sơ về phải nêu rõ lý do hoàn trả bằng văn bản.
– Bước 4: Nhận kết quả.
+ Ban Quản lý các khu công nghiệp sẽ đưa ra quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đất cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp. Đồng thời tiến hành trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tổ chức giao đất trên thực địa cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Trên đây là quy trình, thủ tục xin cho thuê đất khu công nghiệp mà các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cần phải tiến hành thực hiện. Về bản chất, chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật, thì cơ quan chức năng có thẩm quyền mới ra quyết định cho thuê đất khu công nghiệp.
Văn bản sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013;
Nghị định 43/2014 NĐ-CP.