Lỗi của bên vi phạm hợp đồng là căn cứ buộc phải có để áp dụng đối với tất cả hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng.
Mối quan hệ nhân quả giữa yếu tố lỗi của hành vi với thiệt hại trong vi phạm
Lỗi của bên vi phạm hợp đồng là căn cứ buộc phải có để áp dụng đối với tất cả hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Trong khoa học pháp lý, lỗi được hiểu là trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của một người đối với hành vi vi phạm của họ và hậu quả của hành vi đó.
Vấn đề trạng thái tâm lý và nhận thức chỉ được đặt ra đối với cá nhân nhưng trong hoạt động thương mại, bên vi phạm có thể là cá nhân hoặc tổ chức.Do vậy trong quan hệ hợp đồng khi xác định lỗi của chủ thể là tổ chức phải căn cứ vào lỗi của người đại diện cho tổ chức đã giao kết và thực hiện hợp đồng.
Theo quy định của pháp luật thương mại Việt Nam hiện hành, chế tài do vi phạm hợp đồng được áp dụng theo nguyên tắc lỗi suy đoán là có lỗi (trừ trường hợp bên vi phạm chứng minh được là mình không có lỗi). Khi áp dụng chế tài với bên vi phạm, bên bị vi phạm cũng như cơ quan tài phán không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên vi phạm.
Thiệt hại vật chất thực tế xảy ra là một trong những căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Thiệt hại thực tế là những thiệt hại có thể tính thành tiền mà bên bị vi phạm phải gánh chịu. Thiệt hại thực tế được chia thành thiệt hại thực tế trực tiếp và thiệt hại thực tế gián tiếp. Thiệt hại thực tế trực tiếp là nhưng thiệt hại xảy ra trên thực tế, có thể tính toán một cách rõ ràng và chi tiết. Biểu hiện là mất mát, hư hỏng, chi phí để sủa chữa, ngăn chặn và hạn chế thiệt hại xảy ra… Thiệt hại thực tế gián tiếp là những thiệt hại phải dựa trên sự suy đoán khoa học (trên cơ sở chứng cứ, tài liệu) mới có thể xác định được. Biểu hiện là thu thập thực tế bị mất, bị giảm sút, khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lwoij bị vi phạm phải chịu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Sau khi đã xác định được hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế, phải xác định giữa chúng có mối quan hệ nhân quả tức là hành vi đó phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại và kết quả thiệt hại xảy ra là tất yếu thì mới có căn cứ áp dụng. Trên thực tế, một hành vi vi phạm hợp đồng có thể gây ra nhiều khoản thiệt hại và một khoản thiệt hại có thể gây ra bởi nhiều hành vi vi phạm. Vì vậy việc xác định chính xác mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế không phải dễ dàng và chỉ dựa vào sựu suy đoán chủ quan. Điều này đòi hỏi các bên cũng như cơ quan tài phán phải dựa trên những chứng cứ rõ ràng và khách quan để quyết định áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại