Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự từ khi khởi tố vụ án cho đến khi Tòa án tuyên án, có nhiều người tham gia vào quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Bộ luật tố tụng hình sự quy định những người này vào hai nhóm: người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự từ khi khởi tố vụ án cho đến khi Tòa án tuyên án, có nhiều người tham gia vào quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Bộ luật tố tụng hình sự quy định những người này vào hai nhóm: Những người tiến hành tố tụng và Những người tham gia tố tụng. Mối quan hệ giữa Những người tiến hành tố tụng và Những người tham gia tố tụng được hiểu là mối quan hệ giữa Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký, Luật sư và Những người tham gia tố tụng khác. Đây là những mối quan hệ được thiết lập trên cơ sở pháp luật tố tụng, chỉ phát sinh khi Những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng cùng tham gia vào quá trình giải quyết vụ án tại phiên tòa. Đồng thời đây cũng là mối quan hệ phối hợp để bảo đảm việc tuân thủ các quy định của pháp luật, nhằm giải quyết vụ án đúng đắn.
Mục lục bài viết
1. Mối quan hệ giữa những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự:
Những người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự gồm có:
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra được quy định tại các Điều 36, 37, 38 Bộ luật tố tụng hình sự.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được quy định tại các Điều 41, 42, 43 Bộ luật tố tụng hình sự.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được quy định tại các Điều 44, 45, 46, 47, 48 Bộ luật tố tụng hình sự.
Những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự gồm có:
Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử (Điều 61 BLTTHS)
Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra (Điều 62 BLTTHS)
Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 63 BLTTHS)
Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Điều 64 BLTTHS)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự (Điều 65 BLTTHS)
Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng, trừ những người là bào chữa của người bị buộc tội, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn (Điều 66 BLTTHS)
Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng (Điều 67 BLTTHS)
Người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật (Điều 68 BLTTHS)
Người định giá tài sản là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật (Điều 69 BLTTHS)
Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt (Điều 70 BLTTHS)
Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa; người đó có thể là Luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý (Điều 72 BLTTHS).
2. Mối quan hệ giữa Những người tiến hành tố tụng và Những người tham gia tố tụng trong xét xử vụ án Hình sự:
Những người tiến hành tố tụng gồm Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án và Kiểm sát viên, theo quy định của pháp luật tố tụng thì họ có những quyền năng nhất định. Vai trò của Hội đồng xét xử đặc biệt là Thẩm phán – chủ tọa phiên tòa giữ vị trí, vai trò chủ đạo trong quá trình giải quyết vụ án. Thẩm phán – chủ tọa phiên tòa vừa là người tiến hành tố tụng, vừa là người điều khiển toàn bộ hoạt động tố tụng tại phiên tòa của Những tiến hành tố tụng và Những người tham gia tố tụng khác.
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là thành viên của Hội đồng xét xử giữ vai trò quyết định trong việc giải quyết vụ án Hình sự từ khi khai mạc cho đến khi kết thúc phiên tòa, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định của mình.
Thư ký phiên tòa giúp việc cho Hội đồng xét xử trong quá trình chuẩn bị mở phiên tòa, ghi bút ký phiên tòa một cách trung thực. Bút ký phiên tòa phản ánh một cách toàn diện, khách quan diễn biến phiên tòa. Bút ký phiên tòa còn là tài liệu hết sức quan trọng để xem xét lại vụ án nếu có kháng cáo, kháng nghị hoặc án có khiếu nại. Điều này đòi hỏi người cán bộ thư ký phải có trình độ, năng lực, phẩm chất, khách quan, vô tư khi thực hiện nhiệm vụ.
Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo đảm cho việc truy tố đúng người đúng tội đúng pháp luật không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Ngoài việc công bố bản Cáo trạng, Kiểm sát viên trình bày bản luận tội đề nghị kết tội Bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung Cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn, rút quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố Bị cáo không phạm tội. Như vậy, nhiệm vụ rất quan trọng của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử vụ án Hình sự là luận tội. Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, Người bào chữa, Người bảo vệ quyền lợi của đương sự và Những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
Những người tham gia tố tụng gồm Bị cáo, Bị hại, Nguyên đơn dân sự, Bị đơn dân sự, Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, Người làm chứng, Người chứng kiến, Người chứng kiến, Người giám định, Người định giá tài sản, Người phiên dịch, Người dịch thuật, Người bào chữa. Ngoài ra, trong từng vụ án cụ thể còn có những người như: Người đại diện hợp pháp cho Bị cáo (khi Bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần).
Đối với bị cáo (hoặc người đại diện hợp pháp của Bị cáo) là người bị Viện kiểm sát truy tố bằng bản Cáo trạng về một tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự. Nhiều trường hợp Bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì pháp luật quy định phải có người đại diện hợp pháp của Bị cáo. Người đại diện hợp pháp là người giúp đỡ Bị cáo thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của BLTTHS. Người đại diện hợp pháp có thể đồng thời là Người bào chữa cho bị cáo nếu Bị cáo và người đại diện hợp pháp không mời Người bào chữa hoặc không chấp nhận Người bào chữa mà văn phòng Luật sư cử đến. Khi người đại diện hợp pháp của Bị cáo là Người bào chữa thì họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của Người bào chữa đồng thời họ vẫn có quyền và nghĩa vụ với tư cách là người đại diện hợp pháp của Bị cáo. Đại diện hợp pháp của Bị cáo nếu là cha, mẹ Bị cáo thì còn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho Bị cáo theo quy định của Bộ luật Dân sự. Như vậy, Đại diện hợp pháp của Bị cáo có thể tham gia tố tụng với nhiều tư cách khác nhau nhưng đều với một mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Bị cáo là người chưa thành niên.
Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Đại diện hợp pháp của Bị hại là người theo quy định pháp luật | hoặc theo ủy quyền họ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Bị hại hoặc chính bản thân họ. Đại diện hợp pháp của Bị hại bao gồm người đại diện đương nhiên và đại diện theo ủy quyền.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc xét xử vụ án Hình sự và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia với tư cách là Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc xét xử vụ án Hình sự. Họ có thể liên quan đến hành vi phạm tội của Bị cáo nhưng cũng có thể chỉ liên quan đến vật chứng, tài sản, trách nhiệm dân sự trong vụ án Hình sự.
Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Xuyên suốt trong một phiên tòa Hình sự đó là quá trình xét hỏi, tranh luận, đề xuất ý kiến giữa một bên đại diện cho Nhà nước và một bên vị phạm pháp luật trên cơ sở tôn trọng các quy định của Nhà nước pháp quyền. Nói cách khác, đây chính là mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, chỉ phát sinh giữa Những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong phiên tòa Hình sự.