Đất đai được xem là tài sản có giá trị lớn, do đó quy định về hạn mức giao đất ở vô cùng ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất. Vậy, mỗi người được sở hữu tối đa bao nhiêu m2 đất thổ cư?
Mục lục bài viết
1. Mỗi người được sở hữu tối đa bao nhiêu m2 đất thổ cư?
Hạn mức đất ở là một trong những chế định được
Về bản chất thì có thể nói, hạn mức giao đất ở được xác định là mức giới hạn diện tích đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho người dân để sử dụng trên thực tế. Hạn mức giao đất thổ cư có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác, có thể là hạn mức tối đa và hạn mức tối thiểu. Trong đó thì hạn mức tối đa được hiểu là hạn mức thấp nhất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép để người sử dụng đất hợp pháp được giao đất trên thực tế. Và trái lại, hạn mức tối đa được xác định là diện tích tối đa mà người sử dụng đất hợp pháp có thể được giao đất để sử dụng trên thực tế, nếu như vượt hạn mức này thì người sử dụng đất sẽ bị hạn chế quyền lợi theo quy định của pháp luật về đất đai. Căn cứ theo quy định tại
Thứ nhất, về hạn mức giao đất ở tại khu vực nông thôn. Căn cứ theo quy định tại Điều 143 của
Thứ hai, về hạn mức giao đất ở tại các khu vực đô thị. Căn cứ theo quy định tại Điều 144 của Luật đất đai năm 2013 thì cần phải dựa trên cơ sở quy hoạch xây dựng đô thị được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quy hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào quỹ đất ở từng địa phương khác nhau, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định cụ thể về hạn mức giao đất ở cho các đối tượng được xác định là hộ gia đình và cá nhân xây dựng nhà ở trên thực tế.
Như vậy có thể nói, Luật đất đai năm 20130 quy định cụ thể về hạn mức giao đất ở cho các cá nhân là bao nhiêu. Mà cần phải căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương, căn cứ vào quỹ đất trên thực địa ở của các địa phương khác nhau, hạn mức giao đất ở sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Nói tóm lại, pháp luật đất đai hiện nay không quy định cụ thể về việc mỗi người sẽ được sử dụng tối đa bao nhiêu mét vuông đất thổ cư. Mà cần phải tùy thuộc vào từng địa phương khác nhau thì việc sở hữu tối đa số mét vuông thổ cư cũng được quy định khác nhau.
Ví dụ: Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Quyết định 18/2016/QĐ-UBND quy định hạn mức đất ở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, hạn mức đất ở tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 được quy định như sau
Thứ tự | Địa điểm | Hạn mức đất ở |
1 | Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú | Không quá 160m2/hộ. |
2 | Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và thị trấn các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè | Không quá 200m2/hộ. |
3 | Khu quy hoạch phát triển đô thị | Không quá 200m2/hộ |
4 | Huyện Cần Giờ và các khu dân cư nông thôn tại các xã của các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi và Nhà Bè | Không quá 300m2/hộ. |
2. Nguyên tắc đảm bảo việc xác định diện tích đất trong hạn mức giao đất ở:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 10/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung quy định hướng dẫn thu tiền sử dụng đất, có quy định về việc xác định hạn mức giao đất ở để tính tiền thu tiền sử dụng đất đối với các chủ thể được xác định là hộ gia đình và cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất. Theo đó thì các chủ thể là hộ gia đình và cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, diện tích đất ở được xác định trong hạn mức để dùng vào việc làm căn cứ tính định mức thu tiền sử dụng đất được ghi nhận như sau:
– Việc xác định diện tích trong hạn mức theo quy định của pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc, mỗi hộ gia đình (trong đó bao gồm cả hộ gia đình hình thành do thủ tục tách hộ theo quy định của pháp luật), mỗi cá nhân chỉ được xác định phần diện tích trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở một lần, và trong phạm vi một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nhất định;
– Trong trường hợp hộ gia đình hoặc cá nhân có nhiều thửa đất cùng nằm trong phạm vi một tỉnh hoặc một thành phố trực thuộc trung ương, thì các chủ thể được xác định là hộ gia đình và cá nhân đó sẽ được cộng dồn phần diện tích đất của các thửa đất đó để xác định diện tích đất trong hạn mức giao đất ở hoặc xác định diện tích đất trong hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật, nhưng tổng diện tích đất lựa chọn không được vượt quá hạn mức giao đất ở hoặc không được vượt quá hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở tại địa phương nơi lựa chọn đầu tiên.
Như vậy có thể nói, cần phải tuân thủ đầy đủ nguyên tắc đảm bảo việc xác định diện tích đất ở trong phạm vi giao đất theo điều luật nêu trên.
3. Thẩm quyền quy định hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân:
Quy định của pháp luật hiện nay đã ghi nhận cụ thể về thẩm quyền phân định hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình và cá nhân. Giao đất được xem xét là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành ra quyết định giao đất nhằm mục đích trao quyền sử dụng đất cho người có nhu cầu sử dụng trên thực tế, phù hợp với quy định của pháp luật. Thẩm quyền quy định hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình và cá nhân căn cứ theo quy định tại Điều 144 của Luật đất đai năm 2013 như sau:
– Đối với đất ở tại khu vực nông thôn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền trong việc quy định hạn mức giao đất cho mỗi chủ thể là hộ gia đình để làm nhà ở, có thẩm quyền quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với mỗi mảnh đất sao cho đảm bảo phù hợp với điều kiện và phù hợp với tập quán tại địa phương;
– Đối với đất ở tại khu vực đô thị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ dựa theo quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị được phê duyệt và dựa theo quỹ đất còn lại tại địa phương đó để ban hành ra quyết định giới hạn về hạn mức đất ở có thể giao cho mỗi hộ gia đình xây dựng nhà trên thực tế;
– Đối với đất nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định hạn mức giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình để có thể đưa vào sử dụng sao cho phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Thông tư 10/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung quy định hướng dẫn thu tiền sử dụng đất;
– Quyết định 18/2016/QĐ-UBND quy định hạn mức đất ở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.