Một trong những biểu hiện của tham nhũng là “hối lộ”, hành vi diễn ra ngày càng nhiều, với nhiều hình thức, thủ đoạn hơn. Trước nhu cầu “hối lộ” lớn, nhiều cá nhân đã thực hiện hành vi liên quan đến hối lộ, đặc biệt là “môi giới hối lộ”. Vậy môi giới hối lộ là gì?
Mục lục bài viết
1. Môi giới hối lộ là gì?
Nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận lợi ích vật chất của hối lộ do đã hoặc sẽ làm hay không làm một việc có lợi cho bên đưa hoặc theo yêu cầu của bên đưa hối lộ.
Là một dạng hành vi tham nhũng, nguy hiểm cho xã hội , xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.
Trong luật hình sự, nhận hối lộ bị coi là một tội phạm về chức vụ.
Như vậy có thể hiểu khái quát “hội lộ” một cách khái quát như sau: Hội lộ là việc sử dụng một lợi ích nào đó bằng nhiều cách thức khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp tác động vào hành vi của người có chức vụ, quyền hạn để người đó thực hiện hành vi theo người đưa hối lộ mong muốn.
Với thực trạng “chạy chức”, “chạy quyền” diễn ra ngày càng nhiều, sự khó khăn trong việc tìm đến ai để giải quyết được nhu cầu lợi ích bản thân khiến cho nhiều người đã tìm tới người “môi giới hối lộ”
Môi giới hối lộ là hành vi thực hiện của một người, theo đó họ có vai trò trung gian, kết nối giữa người nhận hội lộ và đưa hối lộ nhằm đạt được sự thỏa thuận về của hối lộ và việc làm hoặc không làm theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “hối lộ” là lén lút đưa tiền của để nhờ kẻ có quyền làm điều trái pháp luật nhưng có lợi cho mình.
Trong Tiếng anh, “Hối lộ” là “Bribery” The receiving or offering any undue reward by or to any person whomsoever, whose ordinary profession or bussiness relates to administration of public justice, in order to influece his behavisor, anh to incline him to act contrary to his duty and the known rules of homesty and integrity”.
Môi giới hối lộ trong Tiếng anh là “Bribery broker.”
2. Hành vi môi giới hối lộ sẽ bị xử lý như thế nào?
Hành vi môi giới hối lộ sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 365
1.Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
7. Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
*Dấu hiệu pháp lý của tội môi giới hối lộ.
– Về mặt khách quan của tội phạm: Hành vi bắt buộc phải là hành vi làm trung gian giữa người nhận và người đưa hối lộ. Được biểu hiện thông qua việc người mối giới chuyển yêu cầu về của hối lộ của người nhận cho người đưa, ngược lại chuyển yêu cầu của người đưa cho người nhận, để họ lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, hoặc người môi giới tổ chức để người đưa hối lộ và người nhận hối lộ gặp nhau và tự bàn bạc với nhau về nội dung hối lộ.
Thủ đoạn mối giới có thể áp dụng là đe dọa, tạo áp lực với người đưa hối lộ, cùng với đó khuyến khích, thúc đẩy người nhận hối lộ. Tuy nhiên, thủ đoạn không phải là dấu hiệu bắt buộc, bởi suy đến cùng, bản chất của môi giới hối lộ là tạo điều kiện và giúp sức cho việc hối lộ.
Tội môi giới hối lộ hoàn thành tại thời điểm đạt được sự thỏa thuận giữa hai chủ thể là người nhận hối lộ và người đưa hối lộ, và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện tại Điều 365.
– Chủ thể của tội phạm: Người môi giới hối lộ không bắt buộc phải là người có chức vụ, họ có thể là bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định.
– Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người môi giới phải là cố ý trực tiếp
– Về khách thể của tội phạm: Tội môi giới hối lộ xâm phạm đến quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa, hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, quyền và lợi ích của công dân.
– Về hình phạt: Người môi giới hội lộ có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự bằng hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
+ Hình phạt chính, gồm 4 khung:
Khung cơ bản là phạt cải tạo khôn giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (nếu- tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; lợi ích phi vật chất).
Khung tăng nặng thứ nhất: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, nếu phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, dùng thủ đoạn xảo quyệt; biết của hối lộ là tài sản của nhà nước; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội từ 02 lần trở lên; của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Khung hình phạt tăn nặng thứ ba: Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm nếu của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên.
+Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Lưu ý:
– Nếu người môi giới chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
– Phạm vi môi giới hối lộ: cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.
3. Giải pháp hạn chế hành vi môi giới hối lộ:
– Nâng cao nghiệp vụ điều tra của
– Quy định chế tài nặng hơn đối với các hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, bao gồm cả xử lý hành chính và xử lý hình sự, hoặc nâng hình phạt tiền lên cao hơn so với quy định hiện hành.
– Quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện các biện pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước để ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi môi giới, cũng như các hành vi khác về hối lộ.
– Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng chống tham nhũng, trong đó các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cần đưa nội dung giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống vào chương trình đào tạo học sinh trung học phổ thông, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức.
– Xem sét tăng hệ số bậc lương của cán bộ công chức, kiểm soát gắt gao các thủ tụng bổ nhiệm
4. Ví dụ thực tế về xử lý hành vi môi giới hối lộ:
Theo bản án 90/2019/HS-ST của
Ngày 18/07/2016, Nguyễn Văn S và Nguyễn văn Ph (các đối tượng đã được thanh tên) bị cảnh sát điều tra- công an quận B khởi tố về tội “cố ý gây thương tích”. Vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng quận B thụ lý điều tra, truy tố, xét xử. Vì để cả hai được thả, thông qua giới thiệu của H, bà Sín Cẩm C (vợ của S, chị gái của Ph) đã liên hệ gặp Vũ Ngọc Th để nhờ giúp đỡ. Th có quen với ông Nguyễn Quốc Th1 làm Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, sau đó Th dẫn C và L (vợ của Ph) lên phòng số 603, nhà số 199H, Phường 8, Quận P, để gặp ông Th1- Trưởng cơ quan đại diện báo Pháp luật Khu vực Phía Nam thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Th đã báo với C và L là ông Th1 nói phải nộp số tiền 100.000.000 đồng mới được giải quyết. Ngày 22/08/2016, C và L hẹn gặp Th tại quán cà phê bên cạnh nhà số 199 H, khoảng hơn 10 giờ cùng ngày, Th đưa C và L lên gặp ông Th1 tại phòng làm việc. Tại đây, C đã đưa đơn kêu oan và 100 triệu đồng cho Th và ông Th1. Việc đưa, nhận tiền không có giấy biên nhận. Sau đó thì vụ việc không được giải quyết và S bị tòa tuyên 8 năm 6 tháng tù, Ph bị tòa tuyên 6 năm tù.
T (bạn của C) đã lên kế hoặc và đề nghị L gọi điện thoại cho Th nói là muốn tiếp tục lo chạy án cho chồng của L là Sín Ngọc D, cũng bị bắt trong ụ án (T đóng giả là vợ của D). Ngày 24/03/2017, Th hẹn gặp T và L tại quán cà phê cạnh trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Sau khi trao đổi, khoảng 11h thì Th dẫn T và L lên văn phòng gặp ông Th1. Đến ngày 25/03/2017, Th hẹn T và L tại quán cà phê (địa chỉ số 20 Tr, Phường 4, quận T), để trao đổi bàn bạc về việc lo chạy giảm án. Th báo giá giảm án cho 03 người, mỗi người giảm 03 năm, tổng cộng là 600 triệu đồng và nói do Th và ông Th1 đã nhận của L và C số tiền 100 triệu đồng trước đó nên còn 500 triệu đồng, đưa trước số tiền 300 triệu đồng, còn 200 triệu đồng sau khi xong việc sẽ thanh toán hết.
Với hành vi nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng
Xử phạt: Vũ Ngọc Th 02 (hai) năm 05 (năm) tháng 06 (sáu) ngày tù. Thời hạn tù tính từ ngày 04/04/2017
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.